Tư duy xuất sắc+Tay nghề thành thạo+Trái tim nhân hậu=Thầy thuốc

XÉT NGHIỆM HbA1C


Tải bản word đầy đủ: Tải về
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
ADA-2015:Tải về
ADA-2018:Tải về



  
I.Nguồn gốc và thải trừ: 
1.Sinh lý:
   -Hồng cầu chiếm > 99% trong các thành phần hữu hình của máu: trưởng thành là tế bào không có nhân,dạng đĩa lõm hai mặt--> đặc biệt phù hợp với chức năng vận chuyển khí oxy:
      +Giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc -->tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu có dạng hình cầu có cùng thể tích.
      +Làm cho tế bào trở nên cực kỳ mềm dẻo, dễ dàng đi qua các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như tổn thương bản thân hồng cầu.

   -Thành phần chung của hồng cầu bao gồm:

Thành phần chính là hemoglobin (Hb), chiếm đến 34% trọng lượng (nồng độ 34 g/dl).
-Hai thành phần quan trọng nhất :
    +Hemoglobin (Hb): là thành phần rẩt quan trọng trong sự vận chuyển khí của máu.
    +Màng hồng cầu mang KN nhóm máu.



    -Hemoglobin (Hb)- huyết sắc tố: là một protein màu (chromoprotein) gồm hai thành phần là 4 nhân heme và 1 phân tử globin(gồm 4 chuỗi polypeptid).
         +Heme (sắc tố đỏ) Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một Fe2+ chính giữa, chiếm 5% trọng lượng của phân tử Hb.
         +Globin là một protein gồm 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một:α, β, γ, δ .Hb của người trưởng thành là HbA, HbF ở bào thai khi sinh ra chỉ còn vết.
   -Trong hồng cầu có 3 loại Hb: HbA1 chiếm 97- 99%, HbA2 chiếm 1- 3%. HbA1 có 3 nhóm HbA1a, HbA1b và HbA1c trong đó HbA1c chiếm 80%.
-->Hemoglobin là thành phần quan trọng của hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển O2 từ phổi đến tổ chức và nhận CO2 đưa về phổi để khuếch tán ra không khí. Là một hệ thống đệm tham  gia vào quá trình thăng bằng kiềm-toan của cơ thể. 
 2.Sự hình thành HbA1c:

   -Nguồn gốc: Glucose kết hợp với hemoglobin (Hb) liên tục và gần như không hồi phục trong suốt đời sống của hồng cầu, xảy ra chậm 0.05% trong ngày. Khi nồng độ glucose máu tăng cao hơn mức bình thường trong thời gian đủ dài, glucose sẽ phản ứng với Hb mà không cần sự xúc tác của enzym. Phản ứng xẩy ra trong hồng cầu, glucose sẽ phản ứng với Hb tạo thành hemoglobin bị glycosyl hóa.   -Để biểu thị hemoglobin bị glycosyl hóa người ta định lượng phần HbA1c bị glycosyl hóa, gọi tắt là HbA1c, tính ra đơn vị %.

 
   -Nồng độ HbA1c sẽ tương quan thuận với nồng độ glucose huyết tương trung bình trong vòng 2-3 tháng trước đó. Vì vậy cho phép đánh giá hiệu quả quá trình điều trị bệnh tiểu đường.    -Khi hồng cầu già bị tiêu hủy ở lách, các hemoglobin bị glycosyl cũng bị phân hủy ở đây.

-->Bản chất xét nghiệm là xác định % hemoglobin bị glycosyl trong tổng số hemoglobin, từ đó đánh giá được nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 2-3 tháng trước đó:
               - Trị số bình thường trong máu: 2,2 – 5,6%.               - Tăng nguy cơ bị ĐTĐ: 5,7 - 6,4%.               - Bị bệnh ĐTĐ: > 6,5%.

HbA1c tăng cao
HbA1c giảm
- Tăng nồng độ glucose máu.
- Bệnh nhân ĐTĐ mới được chẩn đoán. Bệnh nhân ĐTĐ được kiểm soát kém.
- Suy thận mạn. Thiếu máu, thiếu sắt. Nghiện rượu.
- Ngộ độc chì và opi.

-Mất máu mạn tính.
- Thời gian sống của hồng cầu bị rút ngắn: thiếu máu tan máu, hồng cầu hình cầu, hồng cầu hình liềm. Bệnh thalassemia.
- Sau truyền máu.
- Sau cắt lách.
- Sau khi dùng liều lớn vitamin C hoặc E.
- Có thai

II. Chỉ định xét nghiệm:
-Chẩn đoán và kiểm soát hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường.
-Theo dõi sự tuân thủ điều trị và mức độ kiểm soát glucose máu trong khoảng thời gian dài ở bệnh nhân ĐTĐ.
-Dự kiến sự xuất hiện và tiến triển của các biến chứng vi mạch do ĐTĐ.III.lấy mẫu: 
Mẫu máu lấy vào buổi sáng: 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin, EDTA.
- Thời gian làm xét nghiệm mất 1 giờ. Trước khi làm bệnh nhân không cần chuẩn bị trước, không cần nhịn đói.

Khuyến Cáo ADA năm 2015
Khuyến nghị
- Kiểm tra A1C ít nhất 2 lần một năm ở bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị (và người có đường
huyết kiểm soát ổn định ).
- Kiểm tra A1C mỗi quý ở bệnh nhân thay đổi liệu pháp điều trị hoặc không đạt đường huyết
mục tiêu.
- Đo A1C tạo cơ hội thay đổi điều trị kịp thời hơn.

   -Bệnh nhân có đường huyết không ổn định hoặc cần quản lý chặt (như phụ nữ có thai bị ĐTĐ typ 1) cần yêu cầu thử thường xuyên hơn, mỗi 3 tháng.
Hạn chế của việc thử A1C
   -Các điều kiện ảnh hưởng đến phân giải hồng cầu (tán huyết, mất máu) và làm thay đổi hemoglobin cần phải được xem xét, đặc biệt khi kết quả HbA1C không tương quan với mức đường huyết của bệnh nhân . Đối với những bệnh nhân có glucose ước tính trung bình và đường huyết đo được có khác biệt, bác sĩ nên xem xét các khả năng hemoglobin hoặc hồng cầu bị thay đổi và tăng tần suất và/hoặc thời gian sử dụng khác nhau của tự kiểm tra G máu(TKTGM) hoặc kiểm tra G liên tục (KTGLT). Các biện pháp khác để đánh giáđường huyết mạn  như: fructosamine đều có thể sử dụng nhưng mối tương quan với G  trung bình và ý nghĩa tiên lượng không rõ ràng như HbA1C.   -HbA1C không là phương pháp đo đường huyết biến đổi hoặc hạ đường huyết. Người có đường huyết dao động, đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ typ 1 hoặc bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có thiếu hụt insulin nghiêm trọng, đường huyết kiểm soát được đánh giá tốt nhất bởi tổng hợp kết quả từ tự giám sát HbA1C.HbA1C cũng có thể xác định tính chính xác của việc bệnh nhân đo đạc (hoặc hết quả báo cáo TKTGM của bệnh nhân) và tính đầy đủ của lịch trình thử TKTGM.


A1C và đường huyết thực
Bảng
dướicho thấy sự tương quan giữa A1C và đường huyết thực dựa trên 2 nghiên cứu: thử nghiệm ADAG dựa trên tương quan A1C trên tần suất TKTGM và KTGLT ở 507 người trưởng thành có ĐTĐ typ 1, typ 2 và không có ĐTĐ, và nghiên cứu thực nghiệm đường huyết trung bình lúc trước ăn, sau ăn và trước lúc đi ngủ với số liệu A1C lấy từ nghiên cứu ADAG .

Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội hóa học lâm sàng Hoa Kỳ đã xác định sự tương quan
(r = 0,92) ở nghiên cứu ADAG là đủ mạnh để chứng minh báo cáo cả kết quả A1C và kết quả đường huyết ước tính khi bác sĩ yêu cầu thử A1C. Các bác sĩ nên lưu ý số liệu glucose thực trong huyết thanh trong bảng được dựa trên 2.800 lần đo A1C ở nghiên cứu ADAG.

Sự khác biệt A1C giữa các dân tộc và trẻ em
   -Trong nghiên cứu ADAG, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm chủng tộc và dân tộc trên đường hồi quy HbA1C và đường huyết thực, dù có xu hướng hướng đến sự khác biệt giữa người Phi/Mỹ và da màu. Một nghiên cứu nhỏ so sánh HbA1C với dữ liệu KTGLT ở trẻ em bị ĐTĐ typ 1 đã phát hiện sự khác biệt thống kê đáng kể trong tương quan HbA1C và đường huyết thực (r =0,7) thấp hơn trong nghiên cứu ADAG. Cho dù có những khác biệt đáng kể trong cách màHbA1C tương quan với đường huyết trung bình ở trẻ em hoặc ở các nhóm dân tộc khác nhau cần được nghiên cứu thêm. Theo thời gian, câu hỏi này không dẫn tới những khuyến nghị khác nhau về việc thử A1C hoặc giải thích khác biệt về ý nghĩa lâm sàng của mức A1C trong quần thể.

HbA1C MỤC TIÊU
Đối với đường huyết mục tiêu ở trẻ em,phụ nữ có thai, vui lòng tham khảo
sau.

Các khuyến nghị
- Mức A1C giảm xuống 7,0% hoặc thấp hơn đã được chứng minh làm giảm biến chứng mạch
máu nhỏ của ĐTĐ và nếu được thực hiện ngay sau khi chẩn đoán ĐTĐ, kết hợp với việc giảm
dài hạn trong các bệnh mạch máu lớn. Do đó, mục tiêu A1C hợp lý cho người trưởng thành
không mang thai là < 7%.
- Các bác sĩ có thể đề nghị mục tiêu A1C nghiêm ngặt hơn (như < 6,5%) cho bệnh nhân nếu mục
tiêu này có thể đạt được mà không gây hạ đường huyết hoặc các tác dụng phụ khác trong điều trị. Bệnh nhân thích hợp bao gồm người mới bị ĐTĐ, ĐTĐ typ 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc metformin đơn độc, thời gian sống còn dài hoặc không mắc các bệnh tim -mạch vành.
- Mục tiêu A1C ít nghiêm ngặt hơn (như < 8%) thích hợp với bệnh nhân có tiền sử bị hạ đường
huyết nặng, thời gian sống còn ngắn, có biến chứng mạch náu nhỏ tiến triển hoặc mạch máu lớn, kèm theo các điều kiện, hoặc bệnh ĐTĐ lâu năm mà mục tiêu chung khó có thể đạt được mặc dù có giáo dục kiểm soát ĐTĐ, giám sát đường huyết thích hợp và liều hiệu quả của các tác nhân hạ đường huyết bao gồm insulin.

HbA1C và biến chứng mạch máu nhỏ
   -Các nghiên cứu chứng minh rằng việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ làm giảm biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, miễn là không gây hạ đường huyết.
A1C và kết quả bệnh tim mạch
   -Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ phổ biến hơn các biến chứng
mạch máu nhỏ.
   -Lợi ích của việc kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt trong nhóm ĐTĐ typ 1 đã được chứng minh trong nhiều thập kỉ . Trong ĐTĐ typ 2, có chứng c cho rằng điều trị nghiêm ngặt đường huyết ở những bệnh nhân mới được chẩn đoán làm giảm tỷ lệ bệnh tim mạch lâu dài.
   -Bác sĩ nên thận trọng trong việc ngăn ngừa hạ đường huyết nghiêm trọng ở bệnh nhân tiến triển và không nên quá cố gắng để đạt mức A1C gần bình thường ở những bệnh nhân không thể đạt được một cách an toàn và hợp lý.


   -Hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc thường xuyên là dấu hiệu để điều chỉnh phác đồ điều trị bao gồm cả việc thiết lập đường huyết mục tiêu cao hơn. Nhiều yếu tố, bao gồm sở thích bệnh nhân,nên được lưu ý khi thành lập mục tiêu cá nhân cho bệnh nhân.
A1C và đường huyết mục tiêu
  -Có nhiều khía cạnh cần được xem xét khi thiết lập đường huyết mục tiêu. ADA đề xuất mục tiêu tối ưu, nhưng mỗi mục tiêu cần phải cá thể hóa để phù hợp với nhu cầu và yếu tố bệnh của bệnh nhân.
       Hình 6.1 không được thiết kế để áp dụng một cách cứng nhắc nhưng được sử dụng như một
hướng dẫn để ra các quyết định lâm sàng đối với cả hai loại ĐTĐ typ 1 và typ 2.
    -Đường huyết mc tiêu cho người trưởng thành không mang thai được thể hiện trong bảng:



---edit Khỉ Già---
Tải bản word đầy đủ: Tải về
tài liệu tham khảo:
ADA-2015:Tải về
ADA-2018:Tải về
http://benhvien108.vn/khoakhambenh/tinbai/1021/xet-nghiem-hba1c-trong-mau
Share:

Bài đăng phổ biến

facebook

Tìm kiếm Blog

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

Cách download tài liệu