Tư duy xuất sắc+Tay nghề thành thạo+Trái tim nhân hậu=Thầy thuốc

GIẢI PHẪU XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI

GIẢI PHẪU XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI

Tải bản pdf tại đây: Tải về
Tài liệu tham khảo: 
1. Giải phẫu Y Hà Nội: Tải về
2. Gải phẫu Y Thành phố HCM:Tập 1: Tải về
3. Xương khớp chi dưới-Ths.Bs. Hoàng Minh Tú: Tải về
4. Xương chi dưới-Bs. Lê Quang Tuyền: Tải về
5. Gải phẫu vùng chi dưới: Tải về
6. Khung chậu về phương diện sản khoa-Y dược TP.HCM: Tải về
7. Khung chậu-Y Cần Thơ: Tải về 

A.CÁC XƯƠNG CHI DƯỚI
   - Các xương chi dưới:
        + Xương chậu
        + Xương đùi
        + Xương  bánh chè
        + Xương chày
        + Xương mác
        + Các Xương cổ chân: 7 xương
        + Các Xương bàn chân, ngón chân
   - Như chi trên, chi dưới cũng bao gồm:
        + Xương chậu ở 2 bên cùng với xương cùng, xương cụt tạo nên đai chi dưới (đai chậu).
        + Các xương còn lại thuộc phần tự do của chi dưới, gồm: đùi, cẳng chân và bàn chân.


I. Xương chậu
   - Là một xương dẹt, do 3 xương nhỏ tạo thành:  xương cánh chậu ở trên.
             xương mu ở trước dưới
             xương ngồi ở sau dưới.
3       xương nối với nhau tại ổ cối.
1. Định hướng:
     - Đặt xương theo chiều thẳng đứng, đầu có lỗ xuống dưới.
     - Mặt có hõm khớp (ổ cối) ra ngoài.
     - Bờ có khuyết lớn hướng ra sau.


2. Mô tả
a. Hai mặt
   -Mặt ngoài:
              + Ở giữaổ cối, tiếp khớp với chỏm xương đùi, riêng phần đáy ổ cối không tiếp khớp với xương đùi (sẽ có dây chằng tròn hay dây chằng chỏm đùi bám) .
              + Xung quanh ổ cối có vành ổ cối (diện nguyệt), vành này không liên tục mà ở phía dưới có khuyết ổ cối, nơi có dây chằng ngang ổ cối chạy qua.
              + Dưới ổ cối lỗ bịthình vuông hay hình tam giác, phía trên và trướclỗ bịt là xương mu, phía sau và dưới lỗ bịt là xương ngồi.
              + Trên ổ cối là mặt ngoài xương cánh chậu (mặt mông), còn gọi là hố chậu ngoài, có các diện để cho 3 cơ mông bám:
                                 Đường mông sau
                                 Đường mông trên
                                 Đường mông dưới.   - Mặt trong:gờ vô danh (tạo nên bởi: đường cung-xương cánh chậu, đường lược xương mu và mào mu) chia làm 2 phần:
         + Phần trên là hố chậu trong có phần chậu của cơ thắt lưng chậu bám, lồi chậu, phía sau có diện nhĩ (Khớp với tầm xương cùng).
         + Phần dưới có diện vuông (ứng với đáy ổ cối ở mặt ngoài) và lỗ bịt.



b. Bốn bờ 
   -Bờ trước : Có các chỗ lồi lõm từ trên xuống dưới gồm có: gai chậu trước trên, một khuyết nhỏ, gai chậu trước dưới, Lồi chậu mu và củ mu.
   -Bờ sau: cũng có các chỗ lồi lõm từ trên xuống có: gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết mẻ hông to (khuyết ngồi lớn), gai hông (gai ngồi), khuyết mẻ hông bé (khuyết ngồi bé) và ụ ngồi (củ ngồi).   - Bờ trên: còn gọi là mào chậu, cong hình chữ S, bắt đầu từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên dầy ở phía trước và phía sau, mỏng ở giữa.   -Bờ dưới: do ngành dưới mu và thân xương ngồi tạo nên.c. Bốn góc:
      + Góc trước trên là gai chậu trước trên.      + Góc trước dưới là củ mu (gai mu).      + Góc sau trên là gai chậu sau trên.      + Góc sau dưới là ụ ngồi.
II. Khung chậu:
   - Khung chậu có vai trò rất quan trọng trong sản khoa, vì thai từ trong tử cung muốn qua âm đạo phải vượt qua được đoạn đường bên trong lòng khung chậu.
   - Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương: phía trước và hai bên là 2xương chậu
                                                                      phía sau là xương cùng-cụt.
   - Mặt trong xương chậu có gờ vô danh chia khung chậu làm 2 phần:
         + Đại khung phía trên
         + Tiểu khung phía dưới.


   - Tiểu khung là phần quan trọng nhất vì ngôi thai phải vượt qua tiểu khung để đi ra ngoài qua âm đạo. Trên đoạn đường đi từ trong ra ngoài này, thai phải lần lượt vượt qua các vòng eo hẹp, có thể được cấu tạo bằng xương, hay bằng xương và cân-cơ:
                             eo trên
                             eo giữa
                             eo dưới.

   - Khi nhìn ngang, lòng tiểu khung có dạng một ống cong về phía trước với hai thành trước và sau không đều nhau. Thành trước ngắn khoảng 4 cm tương ứng với măt sau khớp vệ. Thành sau dài 12-15 cm tương ứng mặt trước xương cùng và xương cụt.
Khi ngôi thai đi qua eo trên gọi là thì lọt, đi từ eo trên đến eo dưới thì gọi là thì xuống; ra khỏi eo dưới gọi là thì sổ.
1. Eo trên
   - Eo trên là lối vào tiểu khung, là 1 vòng xương cứng--> có số đo bất biến trong chuyển dạ:    + Phía trước là mặt sau của khớp vệ,
         + Phía sau là mỏm nhô của xương cùng
         + Ở hai bên là 2 đường vô danh của 2 xương cánh chậu.
   - Là thử thách đầu tiên mà thai nhi phải vượt qua và là trở ngại quan trọng nhất, nhưng không đồng nghĩa với vượt qua trở ngại duy nhất vì còn 2 eo: eo giữa và eo dưới.
   - Kích thước của eo trên được thể hiện qua các đường kính. Các đường kính quan trọng:     + Đường kính trước-sau
         + Đường kính chéo
         + Đường kính ngang hữu dụng.
(1)Các đường kính trước sau:
   - Đường kính mỏm nhô-thượng vệ:      11 cm
   - Đường kính mỏm nhô-hạ vệ:              12 cm
          Là đường kính duy nhất của eo trên có thể đo được bằng tay, nhưng lại chỉ phảm ánh gián tiếp đường kính trước-sau hữu dụng của eo trên.
   - Đường kính mỏm nhô-hậu vệ:         10.5 cm
         Là ĐK quan trọng nhất vì là ĐK thật sự mà ngôi thai phải vượt qua,còn gọi là ĐK hữu dụng.
(2)Các đường kính chéo: đi từ khớp cùng-chậu một bên (phía sau) đến gai mào chậu lược bên đối diện (phía trước) có trị số bình thường: 12.75 cm.
(3)Các đường kính ngang:
   - Đường kính ngang tối đa:      13.5 cm.
         Là khoảng cách xa nhất giữa hai đường vô danh. Là ĐK lớn nhất, nhưng ngôi thai không thể sử dụng được ĐK này, do đường kính này nằm quá gần với mỏm nhô-->không có giá trị về mặt sản khoa.
   - Đường kính ngang hữu dụng:    12.5 cm
         ĐK ngang tưởng tượng, đi ngang qua trung điểm của ĐK trước-sau, có trị số khoảng 12.5 cm. Là ĐK hữu dụng nhưng không đo được trên lâm sàng.



Thăm khám eo trên
   - ĐK nhô - hạ vệ: nằm tư thế sản khoa.
   - ĐK nhô - hậu vệ: lấy đk nhô - hạ vệ trừ đi 1,5 cm.
   - ĐK ngang:  Khoảng cách bình thường: ngón tay trong âm đạo chỉ sờ đến được 1/2 đường vô danh. Nếu sờ được 2/3 đường vô danh thì --> hẹp đk ngang eo trên.


2. Eo giữa
- Eo giữa là một mặt phẳng tưởng tượng, là một vòng xương  gián đoạn, có hình dạng và lực cản không đều.
   - Eo giữa là một mặt phẳng tưởng tượng được dựng bằng một điểm là mặt sau của khớp vệ, và 2 điểm khác là 2 gai hông. Mặt phẳng tưởng tượng này sẽ cắt mặt trước của xương cùng khoảng giữa đốt sống S4 và S5.
   - Xương cùng có dạng cong, và tạo ra một hõm trước xương cùng. Hõm này tạo ra một khúc quanh, như một “khúc cua cùi chỏ trên đèo” mà thai phải vượt qua. Ở hõm này, ngôi sẽ phải xoay sở để có thể đi tiếp qua khúc quanh.
   - Eo giữa có cấu tạo phía sau là một vách xương cứng, 2 bên là 2 gai hông, tạo ra điểm nhô hẳn vào lòng của eo giữa và thắt hẹp eo này. Phần còn lại là các cơ-mạc.


Do cấu tạo và hình dạng không thuần nhất, nên trở kháng trên đường sinh (sanh) ngang mức eo giữa là rất khác nhau.
   - Do các đặc điểm trênkhi nói đến eo giữa, ta thường nói đến đường kính ngangđộ cong xương cùng.
(1) Đường kính trước sau của eo giữa:    11.5 cm
   - Đường kính này không có ý nghĩa trên lâm sàng.
(2) Đường kính ngang của eo giữa 
 - Là khoảng cách giữa hai gai hông: 10.5 cm
   - Là đường kính có ý nghĩa quan trọng, và là đường kính có đo thể được trực tiếp trên lâm sàng.




(3) Đường kính dọc sau
   - Là phần đường kính trước sau đi từ giao điểm với đường kính ngang qua hai gai hông đến mặt trước xương cùng. Trị số bình thường của nó là 4.5 cm. Đường kính này phản ánh gián tiếp độ cong của xương cùng, và như vậy phản ánh gián tiếp những khó khăn mà thai có thể gặp trong hành trình vượt eo giữa.
Thăm khám eo giữa:
   - ĐK trước sau: độ cong xương cùng
   - ĐK ngang: Khám 2 gai hông

3. Eo dưới

   - Eo dưới tạo bởi 2 tam giác không đồng phẳng, một bằng xương ở phía trước và một bằng cân-cơ-màng ở phía sau:
          + Tam giác xương ở phía trước được tạo bởi bờ dưới khớp vệ và hai bên là hai nhánh tọa của xương chậu.
          + Tam giác cân-cơ-màng ở phía sau có đáy là 2 ụ ngồi, và đỉnh là đỉnh xương cụt. Dây chằng tọa-cùng được xem như 2 cạnh bên của tam giác sau của eo dưới. Do khớp cùng-cụt là một khớp bán động nên đỉnh xương cụt có thể bị đẩy ra sau khi ngôi thai đi ngang qua đó, nên kích thước của tam giác sau là có thể biến đổi trong cuộc sanh.
   - Do đặc tính không đồng phẳng, cấu tạo cứng ở phía trước và cân mạc phía sau, nên trong đa số các trường hợp, eo dưới không phải là một trở ngại thực sự trên đường sanh.

   - Đường kính trước sau của eo dưới:   9.5-11.5 cm
          Đường kính này không có ý nghĩa lâm sàng, do tính không đồng phẳng của eo dưới.
   - Đường kính ngang:    11 cm
          Là khoảng cách giữa hai ụ ngồi, có trị số cố định, đo đạc được trên lâm sàng, có ý nghĩa nhất định, nhưng không mạnh vì eo dưới thực sự không phải là một trở ngại lớn trên đường sanh.
Thăn khám:
   - ĐK cụt - hạ vệ
   - ĐK lưỡng ụ ngồi = khoảng cách 2 ụ ngồi + 1,5cm

Kết luận:
- Lòng tiểu khung: hình ống, cong ra trước:
         + Thành trước: 4cm
         + Thành sau: 12-15cm ≈ mặt trước xương cùng cụt
   - Góc nghiêng khung chậu ≈ 60 độ



4. Sự khác nhau giữa chậu hông nam và chậu hông nữ
   - Chậu hông nữ: rộng và ngắn, các đường kính eo chậu trên lớn hơn nam. Cung mu và góc dưới mu của nữ rộng hơn nam, khoảng cách gian gai ngồi cũng rộng hơn.
   - Xương chậu hông của nam dày hơn và các mỏm hay gờ xương cũng rõ nét hơn.
III. Xương đùi
   - Là một xương dài to và nặng nhất cơ thể, hơi cong lõm ra sau.
   - Định hướng:
          + Đầu có chỏm lên trên.
          + Chỏm hướng vào trong.
          + Đường ráp của thân xương ra sau.
   - Gồm có thân xương và hai đầu.

1. Thân xương 
    - Hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.a. Các mặt   - Mặt trước nhẵn, hơi lồi   - Mặt ngoài và trong lồi, rộng ở trên hơn ở dưới.b. Các bờ   - Bờ ngoài trongkhông rõ.   - Bờ sausắc tạo thành đường ráp của xương đùi.
          + Đầu trênđường ráp chia ra làm 3 ngành:
                Một ngành chạy vào mấu chuyển to (lồi củ cơ mông)
                Một ngành chạy vào mấu chuyển nhỏ (đường lược)
                Một ngành chạy vào cổ xương
         + Đầu dưới đường ráp chia làm 2 ngành đi xuống tận hai lồi cầu, ở đường ráp có nhiều cơ bám.
c. Hai đầu xương
(1) Đầu trên: lần lượt có:
   - Chỏm xương đùi:  hình 2/3 khối cầu hướng lên trên, vào trong và hơi ra trước. Đỉnh chỏm có hố dây chằng chỏm- đùi(hõm chỏm xương đùi).
   - Cổ xương  hay cổ giải phẫu (dài khoảng 3-4cm), hợp với thân xương một góc 130o.   - Mấu chuyển lớn  và mấu chuyển bé.
   - Giữa hai mấu chuyển ở phía trướcđường gian mấu (đường liên mấu)
                                            phía sau mào gian mấu(mào liên mấu).
   - Phía sau mấu chuyển lớn có hố mấu chuyển (hố ngón tay). Đầu trên tiếp với thân xương bởi cổ tiếp hay cổ phẫu thuật.
(2) Đầu dưới:gồm 2 lồi cầu trong và ngoài.
  - Lồi cầu trong: lồi tròn tiếp khớp với mâm chày, mặt trong phía trên có lồi củ cơ khép lớn  - Lồi cầu ngoại: lồi tròn tiếp khớp với mâm chày.  - Phía trước, giữa 2 lồi cầu diện tiếp khớp với xương bánh chè.  - Phía sau, giữa 2 lồi cầu là hố gian lồi cầu.
IV. Xương cẳng chân:
Xương chày
Xương mác
- Là xương dài, chắc, và là xương chính ở cẳng chân.
- Định hướng
      + Đầu bé xuống dưới
      + Mấu của đầu nhỏ (mắt cá trong) vào trong
      + Bờ sắc cong hình chữ S của thân xương ra trước.
- Là một xương dài, mảnh ở cẳng chân, nằm ngoài xương chầy.
- Định hướng 
       + Đầu dẹt nhọn xuống dưới
       + Diện khớp của đầu này vào trong
       + Rãnh ở đầu này ra sau.


1. Xương chày
   - Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.a. Ba mặt:
   - Mặt trong phẳng, nằm ngay dưới da.   - Mặt ngoài lõm thành rãnh ở trên, ở dưới lồi.   - Mặt sau có đường bám của cơ dép ở 1/3 trên chạy chếch xuống dưới vào trong, dưới đường chéo có lỗ nuôi xương.b. Ba bờ:
   - Bờ trước (mào chày) cong hình chữ S, sắc ở giữa, nhẵn ở 2 đầu.   - Bờ trong mờ ở trên rõ ở dưới.   - Bờ ngoài sắc có màng liên cất bám.c.  Hai đầu:
(1) Đầu trên: to hình khối vuông.   - Mặt trên: ở giữa có 2 gai chày (củ gian lồi cầu), có diện trước gai và diện sau gai. Hai bên là 2 mâm chày, hơi lõm tiếp khớp với 2 lồi cầu xương đùi.           + Ở phía trước dưới và giữa hai mâm chày có lồi củ chày trước.           + Ở phía sau ngoài lồi cầu ngoài có diện khớp với xương mác.
(2) Đầu dưới: nhỏ hơn đầu trên, cũng có hình khối vuông.

   - Mặt dướitiếp khớp với ròng rọc của xương sên, ở phía sau có 1 phần xương xuống thấp hơn gọi là mắt cá thứ 3
 
  - Mặt trưc và mặt sau lồi, tròn.   - Mặt ngoài có diện khớp với xương mác.   - Mặt trong có mắt cá trong (mặt ngoài mắt cá trong tiếp khớp với xương sên).
2. Xương mác
   -Thân xương. hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, ba bờ.
a. Ba mặt: 
   - Mặt ngoài ở trên phẳng ở dưới lõm thành rãnh.
   - Mặt trong (mặt trước) có 1 mào thẳng.
   - Mặt sau lồi và gồ ghề.
b. Ba bờ:
   - Bờ trước mỏng và sắc.
   - Bờ trong (Bờ gian cốt) sắc ở giữa- có màng gian cốt bám.
   - Bờ sau tròn và nhẵn ở dưới.


c. Hai đầu
(1)Đầu trên:   - Là chỏm xương mác, mặt trong chỏm có diện khớp với xương chày.(2)Đầu dưới:
   - Tạo nên mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài xuống thấp hơn mắt cá trong 1cm. Mặt trong có diện khớp với xương chày.V. Xương bánh chè
   - Là một xương vừng hơi dẹt, nằm trong gân cơ tứ đầu đùi.   - Hình tam giác, nền ở trên, đỉnh ở dưới.   - Mặt trước hơi lồi có nhiều khía và rãnh.   - Mặt sau có 1 gờ ngang chia thành 2 phần, phần trên tiếp khớp với ròng rọc của xương đùi phần dưới gồ ghề liên quan với khối mỡ ở đầu gối.
VI. Các xương cổ chân
   - Có 7 xương, xếp làm hai hàng.        +Hàng sau: có xương sên và xương gót.        +Hàng trước có 5 xương: xương hộp, xương thuyền và 3 xương chêm (I, II, III).
1. Xương sên:
   - Hình thể giống hình con sên, nằm giữa xương chày, xương mác và xương gót.
   - Mặt trênlà hình ròng rọc tiếp khớp với xương chày.
   - Mặt dưới có 2 diện tiếp khớp với xương gót.
   - Mặt trước là chỏm tiếp khớp với xương thuyền
   - Mặt sau hẹp có rãnh để gân cơ gấp riêng ngón cái lướt qua
   -2 mặt bên tiếp khớp với hai mắt cá của xương chày và xương mác.
2. Xương gót
   - Nằm dưới xương sên gồm có một thân và hai mỏm.
             + 2/3 trước có 3 diện khớp với xương sên:
                              Diện khớp trước
                              Diện khớp giữa
                              Diện khớp sau
             + 1/3 sau và mặt sau có gân Achille bám.   - Mặt dướicó 3 lồi củ: 1 ở trước (củ gót) và 2 ở sau bên (mỏm ngoài và mỏm trong) tựa xuống đất tạo thành đế gót.
   - Mặt trong: lõm sâu, phía dưới mỏm chân đế sên là rãnh gân cơ gấp ngón cái dài.
   - Mặt ngoài: phía trước có rãnh ròng rọc mác, phía sau có rãnh gân cơ mác dài
3. Xương hộp 
   - Nằm trước xương sên, xương gót, ở sau các xương đốt bàn chân, ở ngang với xương thuyền và 3 xương chêm gồm có các mặt:
           + Mặt trước có 2 diện tiếp khớp với 2 xương đốt bàn chân IV và V.
           + Mặt sau tiếp khớp với xương gót.
           + Mặt trong có 2 diện tiếp khớp với xương chêm III và xương thuyền.
           + Mặt trên có cơ mu chân và da che phủ.
           + Mặt dưới do rãnh gân cơ mác bên dài lướt qua.
4. Xương thuyền
   - Nằm ngay trước xương sên, sau các xương chêm, gồm có các mặt: mặt sau khớp với xương sên, mặt trước khớp với 3 xương chêm.5. Xương chêm
   - Có 3 xương chêm từ trong ra ngoài là xương chêm I, xương chêm II và xương chêm III.    
   - Mỗi xương chêm gồm có:
             + Mặt trước khớp với xương đốt bàn chân I, II, III
             + Mặt bên tiếp khớp với nhau (trừ mặt trong của xương chêm I).
             +Mặt sau khớp với xương thuyền
             + Mặt ngoài xương chêm III khớp với xương hộp.
6. Các xương đốt bàn chân
   - Có 5 xương đốt bàn chân, kể từ trong ra ngoài (đánh số từ I đến V).
- Mỗi xương đốt bàn chân là một xương dài gồm có một thân và hai đầu: thân xương cong lồi lên trên, đầu sau khớp với các xương cổ chân, đầu trước lồi tiếp khớp với các xương đốt ngón chân.7. Các xương đất ngón chân
Ngón I có 2 đốt.
Các ngón II, III, IV, V có 3 đốt: gần, giữa và xa (đốt I, II, III).

B. KHỚP CHI DƯỚI
   - Gồm các khớp lớn : khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân và khớp bàn chân.
I. Khớp hông : Là khớp chỏm lớn nhất cơ thể.
1. Mặt khớp:
   - Ổ cối
   - Chỏm xương đùi: chỏm chỉ tiếp xúc với ổ cối ở diện nguyệt.
   - Sụn viền ổ cối: bám vào chu vi ổ cối, lõm và nhẵn ở mặt trong. Phần sụn viền ổ cối bắt ngang qua khuyết ổ cối gọi là dây chằng ngang. Sụn viền ổ cối làm cho ổ cối sâu hơn và ôm trọn gần hết chỏm đùi.
2. Phương tiện nối khớp:
   - Bao khớp: Là một bao sợi dày chắc.
   - Về phía xương chậu: Bám vào chu vi ổ cối và mặt ngoài sụn viền ổ cối.
   - Về phía xương đùi: Phía trước bám vào đường gian mấu, phía sau bám cách mào gian mấu 1cm. Như vậy có 1/3 mặt sau ngoài của xương đùi không nằm trong bao khớp. Mặt ngoài bao khớp có vài chỗ dày lên thành các dây chằng ngoài bao khớp.
3. Các dây chằng ngoài bao khớp:
   - Dây chằng chậu đùi: Ở mặt trên và trước bao khớp, là dây chằng rộng, dài và khỏe nhất của khớp hông. Bám từ gai chậu trước dưới và cơ thẳng đùi tới đường gian mấu, dây chằng có hình tam giác dầy lên ở hai bờ.
   - Dây chằng mu đùi: Mảnh mai , ở mặt dưới bao khớp, bám vào cành trên xương mu, khuyết ổ cối, đoạn dưới đường gian mấu. Dây chằng mu đùi tạo với dây chằng chậu đùi thành hình chữ Z.
   - Dây chằng ngồi đùi: Ở mặt sau khớp, đi từ xương ngồi đến mấu chuyển to.
   - Dây chằng vòng: Là những thớ sợi ở lớp sâu của dây chằng ngối đùi, bao quanh mặt sau cổ xương đùi.
    -Dây chằng trong bao khớp:
         + Dây chằng chỏm đùi: Bám từ chỏm đùi đến khuyết ổ cối, ít quan trọng trong việc nối chỏm đùi với khuyết ổ cối.
   - Bao khớp và các dây chằng ở mặt trước khớp hông thường dày hơn ở mặt sau, do đó khớp hông thường trật ra sau. Khi đùi ở tư thế gấp và khép, dây chằng vòng ở tư thế nghỉ làm cho chỏm đùi cách xa ổ cối và càng làm cho khớp trật dễ dàng.
4. Bao hoạt dịch:Là một màng phủ mặt trong bao khớp. Dây chằng chỏm đùi nằm trong bao khớp nhưng ngoài bao hoạt dịch, bao hoạt dịch chứa họạt dịch chất nhầy làm cho khớp cử động dễ dàng.
5. Động tác:
Không linh hoạt bằng khớp vai, nhưng vẫn đảm bảo chức năng đi lại, chạy nhảy như:
         Gập-duỗi:                       125o-10o
         Khép-dạng:                     20o-45o
         Xoay trong-xoay ngoài:  45o -45o

 II. Khớp gối:
   - Là khớp phức hợp của cơ thể gồm hai khớp:
        + Khớp giữa xương đùixương chàythuộc khớp lồi cầu.
        + Khớp giữa xương đùixương bánh chèthuộc loại khớp phẳng.
1. Mặt khớp:
   - Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài xương đùi.
   -Diện khớp trên xương chày.
   -Diện khớp xương bánh chè.
   - Sụn chêm trong và ngoài:
          + Là hai miếng sụn nằm ở diện khớp trên xương chày làm cho diện khớp này thêm sâu rộng và trơn láng.
          + Sụn chêm ngoài hình chữ O, sụn chêm trong hình chữ C.
          + Hai sụn chêm nối nhau bởi dây chằng ngang gối dính vào xương chày bởi các dây chằng do đó dễ dàng di chuyển khi cử động. Nó trượt ra sau khi gối gấp và ra trước khi gối duỗi. Khi cẳng chân ở tư thế xoay ngoài hay xoay trong sụn chêm có thể bị tổn thương. 
          + Sụn chêm ít có mạch máu nuôi nên khi tổn thương khó hồi phụccó thể trở thành một vật chèn có thể không cho khớp gối hoạt động. 

2. Phương tiện nối khớp.
(1) Bao khơp:Bao khớp gối :mỏng, bám  trên diện ròng rọc, trên hai lồi cầu và hố gian lồi cầu, phía dưới hai diện khớp xương chày
(2) Các dây chằng:
Có bốn hệ thống dây chằng.
   -Dây chằng trước: dây chằng bánh chè và mạc giữ bánh chè trong và ngoài.
   -Dây chằng sau: Gồm dây chằng kheo chéo và kheo cung.
   -Dây chằng bên: Gồm dây chằng bên chày và bên mác. Rất chắc, giữ cho khớp khỏi trật ra ngoài hay vào trong.
   -Dây chằng chéo: Gồm dây chằng chéo trước và chéo sau. Hai dây chằng chéo bắt chéo nhau hình chữ X. Ngoài ra dây chằng chéo trước còn bắt chéo dây chằng bên mác, dây chằng chéo sau bắt chéo dây chằng bên chày. Hai dây chằng chéo rất chắc và giữ cho khớp gối khỏi trật ra chiều trước sau.

(
3) Bao hoạt dịch:
   - Lót bên trong bao khớp, giống như bao khớp bám vào sụn chêm. Các dây chằng chéo đều nằm ngoài bao hoạt dịch.
   - Phía trên bao hoạt dịch lên rất cao tạo thành túi thanh mạc trên bánh chè (túi cùng trên). Ngoài ra quanh khớp gối còn có nhiều túi thanh mạc khác.    
3. Động tác:Chủ yếu là gấp và duỗi, khi cẳng chân gấp, khớp có thể làm động tác dạng khép xoay trong và xoay ngoài rất ít.
Gập- duỗi 140-0o


III. Khớp chày mác
   - Xương chày và xương mác tiếp khớp nhau bởi hai khớp:
         +Khớp động chày mác ở đầu trên.
         + Khớp sợi chày mác ở đầu dưới.
   - Ngoài hai khớp xương chày và xương mác còn nối với nhau bởi màng gian cốt.
1. Khớp động chày mác:
   -Gồm hai diện khớp: Diện khớp mác của xương chày và diện khớp chỏm xương mác. Cả hai diện khớp đều có sụn che phủ. Bao khớp bám ở bờ diện khớp và dầy lên thành dây chằng chỏm mác trước và chỏm mác sau.
2.Khớp sợi chày mác:
   - Gồm hai diện khớp: khuyết mác ( xương chày) và một diện lồi ở mặt trong mắt cá ngoài.Hai diện này được nối chặc nhau bởi dây chằng chày mác trước và chày mác sau. Khác với khớp quay trụ trên và quay trụ dưới, khớp chày mác rất ít di động.
 IV. Khớp cổ chân và bàn chân
1. Khớp cổ chân: Khớp sên – cẳng chân, là khớp giữa xương sên và đầu dưới xương chày và xương mác.
a. Mặt khớp:
   -Diện khớp dưới xương chày.
   -Diện khớp mắt cá xương chày.
   -Diện khớp mắt cá xương mác
   -Ròng rọc xương sên: Với ba diện:
                      + Diện trên khớp với diện dưới xương chày.
                      + Diện mắt cá trong khớp với diện mắt cá xương mác.
                      + Diện mắt cá ngoài tiếp khớp với diện mắt cá xương mác.
Ba diện khớp của xương chày và xương mác tạo thành một hố mộng ôm lấy mộng là ròng rọc xương sên.
b. Phương tiện nối khớp:
   - Bao khớp: bám ở chu vi các diện khớp và dầy lên hai bên thành các dây chằng.
   - Các dây chằng bên ngoài: Gồm có dây chằng sên mác trước, sau và dây chằng mác gót.
   - Dây chằng bên trong: Dây chằng Delta.
--> Hai hệ thống dây chằng bên giúp cho xương sên không trượt ra trước hay ra sau, nhưng cho phép cổ chân làm động tác gấp duỗi dễ dàng.
2. Các khớp gian cổ chân:
Gồm có:
   -Khớp dưới sên: Nối xương sên với xương gót.
   -Khớp gót -sên chêm.
   -Khớp gót – hộp.
   -Khớp chêm – chêm.
          Phần khớp gót chêm của khớp gót sên chêm và khớp gót hộp còn được gọi là khớp ngang cổ chân.
3. Các khớp cổ bàn chân: Nối ba xương chêm, xương hộp với các đầu gần xương bàn chân.
4. Các khớp gian đốt bàn chân:Nối các mặt bên của đầu xương bàn chân.
5.Các khớp đốt bàn đốt ngón:Nối các đầu xa xương bàn chân với các đốt gần ngón chân.
6. Các khớp gian đốt ngón chân:Nối các đốt ngón chân. Các khớp trên có biên độ rất nhỏ và nối với nhau bởi những dây chằng ngắn và vững chắc để giữ vửng cấu trúc vòm gan chân.






---Theo dõi tại: kienthucykhoacuatoi.blogspot.com---
---Bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm---

Tải bản pdf tại đây: Tải về
Tài liệu tham khảo: 
1. Giải phẫu Y Hà Nội: Tải về
2. Gải phẫu Y Thành phố HCM:Tập 1: Tải về
3. Xương khớp chi dưới-Ths.Bs. Hoàng Minh Tú: Tải về
4. Xương chi dưới-Bs. Lê Quang Tuyền: Tải về
5. Gải phẫu vùng chi dưới: Tải về
6. Khung chậu về phương diện sản khoa-Y dược TP.HCM: Tải về
7. Khung chậu-Y Cần Thơ: Tải về

Share:

Bài đăng phổ biến

facebook

Tìm kiếm Blog

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

Cách download tài liệu