PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢI BỘ VỊ MẠCH TRÊN CỔ TAY
Tải về bản word: Tải về
Tài liệu tham khảo:
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
1.Định Ninh Tôi Học Mạch: Tải về
2.http://www.yhoccotruyen.org/ViewTopic.jsp?tid=3425&fid=6&Page=1&trp=33
2.http://www.yhoccotruyen.org/ViewTopic.jsp?tid=3425&fid=6&Page=1&trp=33
-Từ xưa thường đề cập đến bộ vị xem mạch gồm ba nơi:
+Đầu- Nhân nghênh (động mạch cảnh)
+Tay- thốn khẩu (bộ vị xem mạch tại cổ tay)
+ChânTrật dương (còn gọi là Xung dương, ĐM mu chân) .
-Hai cách xem mạch ở Nhân nghênh và Trật dương người đời sau ít dùng, phổ biến nhất vẫn là xem mạch ở bộ vị thốn khẩu.
-Thốn khẩu còn gọi là Mạch khẩu, Khí khẩu. Vị trí ở vùng mạch động quay. Xem mạch ở thốn khẩu đựa trên lý luận :Thốn khẩu là nơi mạch động của thủ thái âm Phế, là nơi tụ hội của khí huyết, mà sự vận hành khí huyết của kinh mạch mười hai tạng phủ, đều bắt đầu tại Phế, mà kết thúc cũng tại Phế, vì vậy bệnhbiến của khí huyết tạng phủ có thể phản ánh ở thốn khẩu. Ngoài ra, kinh thủ thái âm Phế bắt đầu từ Trung tiêu, cùng là kinh Thái âm với túc thái âm tỳ,tương thông với khí của Tỳ Vị, mà Tỳ Vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hóa của khí huyết, vì vậy sự thịnh suy của khí huyết tạng phủ đều có thể có thể phản ánh qua thốn khẩu, cho nên chẩn mạch ở thốn khẩu thì có thể nắm bắt được bệnh biến của toàn thân. -Khi xem mạch đầu tiên đặt ngón tay giữavào bộ Quan (ngang với lồi xương quay), rồi đặt ngón 2 (ngón trỏ) bộ Thốn và ngón 4 (ngón áp út)-bộ Xích (Từ huyệt Thái Uyên trở lên phân bố theo thứ tự Thốn-Quan-Xích). Nếu cẳng tay người bệnh dài thì đặt ngón tay thưa, nếu cẳng tay ngắn thì đặt các ngón tay khít nhau.
Có nhiều cách lý giải tại sao các bộ vị lại được xếp đặt là:
Tay trái
|
Tay trái
| |
Thốn
|
Tâm-Tiểu trường
|
Phế -Đại trường
|
Quan
|
Can - Đởm
|
Tỳ-Vị
|
Xích
|
Thân Âm-Bàng Quang
|
Thận Dương-Mệnh môn hỏa
|
1.Cách lý giải thứ nhất:
-Nếu lấy đặc tính riêng của ngũ tạng , thì Tâm Hỏa có tính bốc lên trên, Can Mộc có tính phát sinh phát triển là dương tạng. Phế Kim cứng rắn, nặng. Tỳ Thổ tiềm tàng, nuôi dưỡng, hòa hoãn. Thận Thủy mềm, nhuận hạ, đi xuống dưới là Âm tạng.
-Nhưng nếu lấy KHÍ HUYẾTthì:
+Khí:Phế (chủ khí, chủ hô hấp), Tỳ (chủ vận hóa, thống huyết –khí hành huyết hành), Thận dương (thận khí).
+Huyết: Tâm (chủ huyết mạch),Can( chủ về tàng huyết), Thận thủy(thận âm-tàng tinh thuộc về vật chất-tinh sinh huyết).
-Mạch là sựu kết hợp của KHÍ và HUYẾT biểu hiện của thịnh hay suy của các tạng-phủ, các âm-dương... đều do hai đối tượng này mà ra (nếu không tính theo mùa, theo thời, theo ngày đêm,...)
-Tay Trái: đại diện cho phần Dương, đắc âm huyết (trong dương có âm) Nên mạch tay trái là mạch của HUYẾT gồm: Thốn(Tâm-Tiểu trường), Quan (Can-đởm), Xích (Thận âm-Bàng quang).
-Tay Phải: đại diện cho phần Âm, đắc dương khí nên mạch tay phải là mạch của KHÍ gồm: Thốn (Phế-Đại trường), Quan (Tỳ-Vị), Xích (Thận dương (Mệnh môn hỏa)-Có sách lại thêm khí của TAM TIÊU vào vị trí này).
2.Cách lý giải thứ hai:
-Lấy tiên đề âm dương, ngũ hành để diễn dịch bộ vị mạch trên cổ tay. -Dựa theo đặc tính sinh khắc của Ngũ Hành, áp dụng vào cách phân định bộ vị của mạch và tạng phủ theo Lý Đông Viên, ta có:
-Thận là gốc của âm-dương.
+ Tương Sinh:
Bên trái lấy Thận Thủy là gốc (bộ xích) sinh Can Mộc (Quan),Can Mộc sinh Tâm Hỏa (Thốn)
Bên phải lấy Thận Hỏa là gốc (Mệnh Môn - xích) sinh Tỳ Thổ (Quan), Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Thốn).
Tay trái
|
Tay trái
| |
Xích
|
Thân Âm-Bàng Quang
|
Thận Dương-Mệnh môn hỏa
|
Quan
|
Can - Đởm
|
Tỳ-Vị
|
Thốn
|
Tâm-Tiểu trường
|
Phế -Đại trường
|
+ Tương Khắc:
Nhìn vào hàng ngang, giữa 2 tay phải và trái, và giữa các bộ vị cùng tên, ta thấy có sự tương khắc: Tâm Hỏa khắc Phế Kim, Can Mộc khắc Tỳ Thổ, Thận Thủy khắc Mệnh Môn Hỏa.
Nếu nhìn chéo sẽ thấy: Phế Kim khắc Can Mộc, Tỳ Thổ khắc Thận Thủy và như vậy sẽ có 1 vòng liên hợp tương khắc lẫn nhau.
3.Cách lý giải thứ ba:
Nếu giơ tay theo qui tắc Đông y: -Bộ thốn trên cùng thuộc thượng tiêu gồm Tâm - Phế -Bộ quan thuộc trung tiêu gồm Tỳ - Vị -Bộ xích thuộc hạ tiêu gồm Can - Thận.
Cách lý giải này còn có một điều chưa rõ, can thuộc trung hay hạ tiêu?
Cách lý giải này còn có một điều chưa rõ, can thuộc trung hay hạ tiêu?
---Bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm----
Tài liệu tham khảo:
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
1.Định Ninh Tôi Học Mạch: Tải về
2.http://www.yhoccotruyen.org/ViewTopic.jsp?tid=3425&fid=6&Page=1&trp=33
2.http://www.yhoccotruyen.org/ViewTopic.jsp?tid=3425&fid=6&Page=1&trp=33