Tư duy xuất sắc+Tay nghề thành thạo+Trái tim nhân hậu=Thầy thuốc

GIẢI PHẪU CƠ CHI TRÊN

GIẢI PHẪU CƠ Ở CHI TRÊN
 Tải bản word đầy đủ: Tải về
Tài liệu tham khảo:

  Chi trên có 53 cơ được chia làm 4 vùng:




A.Cơ vùng vai-nách
   -Vùng vai-nách nối chi trên với thân mình, gồm các cơ bao quanh khớp vai và chia làm 3 khu:


I. Cơ khu ngực:
   - Các cơ khu ngực tạo thành thành trước của hõm nách, có 3 cơ xếp thành hai lớp:
       + Lớp nông: có 1 cơ là cơ ngực lớn
       + Lớp sâu: có hai cơ là cơ dưới đòn và cơ ngực bé
   - Ngoài ra còn cơ răng trước nằm thành trong của nách.
   - Nhìn chung các cơ khu ngực có động tác chủ yếu là:
       + Hạ đai vai
       + Khép và xoay cánh tay vào trong.
       + 4 cơ đều là cơ ngoại lai, trong đó cơ ngực lớn vận động cánh tay, 3 cơ còn lạivận động đai ngực.

1. Cơ ngực lớn:Là cơ rộng, dày, hình quạt phủ phần trên thành ngực, gồm 3 phần:
Nguyên ủy
Bám tận
Vân dộng
Phần đòn: 2/3 trong xương đòn
Phần ức:xương ức và các sụn sườn 1-6
Phần bụng: Bao cơ thẳng bụng
Bờ ngoài rãnh nhị đầu (rãnh gian củ xương cánh tay)
- Lồng ngực cố định: khép và xoay cánh tay vào trong
- Cánh tay cố định: Nâng thân mình và lồng ngực lên
2. Cơ ngực bé:Cơ dẹt hình tam giác nằm sau cơ ngực lớn
Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
Các xương sườn 3-5
Mỏn quạ xương vai
- Kéo xương vai xuống
- Nâng lồng ngực(thì hít vào) khi xương vai cố định.
3. Cơ dưới đòn:cơ nhỏ hình trụ nằm dưới xương đòn
Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
Sụn và xương sườn I
Rãnh dưới đòn xương đòn
- Cố định đai ngực
- Kéo xương đòn xuống dưới
- Nâng lồng ngực
4. Cơ răng trước:cơ rộng, dẹt giữa xương vai và các xương sườn
Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
8 hoặc 9 xương sườn trên
Bờ trong và góc dưới xương vai
- Dạng và xoay xương vai lên trên
- Nâng xương sườn lên khi xương vai cố định
Thần kinh chi phối:Các nhánh trước (nhánh ngực) của đám rối thần kinh cánh tay.
II. Khu delta:
Có cơ duy nhất là cơ delta:
Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
-Sợi trước: 1/3 ngoài bờ trước xương đòn
-Sợi ngoài: Mỏm cùng vai
-Sợi sau: gai vai
Lồi củ delta xương cánh tay
+Sợi ngoài: dạng cánh tay
+Sợi trước: gấp và xoay trong cánh tay
+Sợi sau: duỗi và xoay ngoài cánh tay.
III. Khu bả vai:
Các cơ vùng này gồm 2 nhóm:
   - Nhóm nông:2 cơ ngoại lai với chi trên: cơ thang và cơ lưng rộng.
   - Nhóm sâu: Gồm các cơ ngoại lai và cơ nội tại đối với chi trên:
         + Các cơ ngoại lai: 3 cơ chạy từ cột sống đến xương vai và vận động đai ngực: Cơ trám lớn, Cơ trám bé và cơ nâng vai.
         + Các cơ nội tại: gồm 6 cơ đi từ xương vai đến xương cánh tay: Cơ dưới gai, cơ trên gai, cơ tròn lớn, bé , cơ quạ cánh tay (sẽ nói đến phần cánh tay nên vùng bả vai đề cập đến 5 cơ).

Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
1.Cơ trên gai
Hố trên gai xương vai
Diện mấu động lớn xương cánh tay
Dạng cánh tay
2.Cơ dưới gai
Hố dưới gai xương vai
Xoay ngoài và khép cánh tay
3.Cơ tròn bé
1/3 trên bờ ngoài xương vai
Xoay ngoài, duỗi và khép cánh tay
4.Cơ tròn lớn
Góc dưới xương vai
Mép trong rãnh gian củ (Diện mấu động bé)
Duỗi, khép và xoay trong cánh tay
   - Cơ tròn lớn và cơ tròn bé góp phần tạo nên thành sau của nách.
   - Các cơ này có vai trò quan trọng trong giữ chắc khớp vai vì gân dẹt của chúng dính liền nhau để tạo nên 1 vòng tròn gần hoàn chỉnh bao quanh khớp vai.
 5.Cơ dưới vai:
Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
Hố dưới vai xương vai
Diện mấu động bé xương cánh tay
Xoay trong cảnh tay tại khớp vai






Hõm nách:
   Các cơ vùng vai-nách cùng với thành ngực,xương vai, đầu trên xương cánh tay tạo thành cấu trúc gọi là hõm nách: Hình tháp có 1 đỉnh,1 đáy và 4 thành


1. Đỉnh nách: là khe ở giữa xương sườn I và điểm giữa xương đòn
   - Có ĐM, TM nách đi qua
2. Nền nách: Da, tổ chức dưới da ở hõm nách
                      Cân nông và sâu của nách
3. Thành trước:
4. Thành sau:
5. Thành trong: 4 xương sườn và các cơ gian sườn đầu tiên
                            Cơ răng trước
6. Thành ngoài: Đầu trên xương cánh tay
                            Cơ delta





Tóm lại: vận động khớp vai
   - Dạng cánh tay do cơ Delta
   - Khép cánh tay và xoay trong là các cơ đi từ ngực hoặc lưng tới 2 mép rãnh cơ nhị đầu của xương cánh tay: cơ ngực to, cơ lưng rông và cơ tròn lớn. Ngoài ra, có cơ quạ cánh tay: đưa cánh tay vào trong, và có cơ dưới vai: xoay cánh tay vào trong.
   - Xoay ngoài là do cơ trên gai, cơ dưới gai, và cơ tròn bé. Ba cơ này đi từ mặt sau xương vai (hố trên gai, dưới gai và cạnh ngoài) tới mấu động to xương cánh tay.

B. Cơ ở cánh tay 
Cánh tay được 2 vách liên cơ chia làm 2 vùng:
I. Vùng cánh tay trước: có 3 cơ gấp cẳng tay (Do thần kinh cơ bì chi phối):
1. Lớp nông:+ Cơ nhị đầu:
Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
-Đầu dài: Củ trên ổ chảo
-Đầu ngắn: mỏm quạ
Lồi củ xương quay
Chẽ cân phụ bám vào mạc cẳng tay
-Gấp cẳng tay tại khớp khuỷu
-Ngửa cẳng tay tại khớp quay trụ gần
-Gấp cánh tay tại khớp vai
2. Lớp sâu:
(1) Cơ cánh tay trước
Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
2/3 mặt trong và ngoài xương cánh tay
Mỏm vẹt xương trụ
Gấp cẳng tay tại khớp khuỷu
(2) Cơ quạ cánh tay
Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
Mỏm quạ xương vai
1/3 trên mặt trong xương cánh tay
Gấp và khép cánh tay tại khớp vai

II. Vùng cánh tay sau:
Có 1 cơ duỗi cẳng tay là cơ tam đầu(thần kinh quay chi phối)

Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
- Đầu dài: Củ dưới ổ chảo xương vai
- Đầu ngoài: mặt sau xương cánh tay ở phía trên-ngoài rãnh  thần kinh quay
- Đầu trong: mặt sau xương cánh tay ở phía dưới –trong rãnh thần kinh quay
Mỏm khuỷu xương trụ
- Duỗi cẳng tay tại khớp khuỷu
- Duỗi cánh tay tại khớp vai

Ống cánh tay
   - Là 1 ống cơ mạc nằm ở mặt trong vùng cánh tay trước hình lăng trụ tam giác gồm 3 thành:
       + Thành trước: Ở trên là cơ quạ cánh taycơ nhị đầu cánh tay, ở dưới là cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay trước.
       + Thành trong: Là mạc bọc cánh tay, tổ chức dưới da và da.
       + Thành sau: Là vách liên cơ trong.
   - Các thành phần bên trong: +ĐM cánh tay
                                                 +TM cánh tay
                                                 +TK giữa


C. Cơ ở cẳng tay
    - Về giải phẫu được các vách liên cơmàng liên cốt chia làm 3 khu (trước, ngoài và sau).    
   - Về chức phận, cẳng tay có 2 vùng: vùng trước trong gồm có các cơ gấp và cơ sấp.
                                                                vùng sau ngoài gồm các cơ duỗi và cơ ngửa.
 I. Vùng trước trong: (8 cơ)
Lớp nông
Lớp giữa
Lớp sâu
Lớp sát xương
-Cơ sấp tròn
-Cơ gấp cổ tay quay
-cơ gan tay bé
-cơ gấp cổ tay trụ
-Cơ gấp các ngón nông (cơ gấp chung nông)
-Cơ gấp các ngón sâu (cơ gấp chung sâu).
-cơ gấp dài ngón cái
-Cơ sấp vuông
1.Lớp nông:

Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
1.Cơ sấp tròn
-Mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay
-Mỏm vẹt
Giữa mặt ngoài xương quay
-Sấp cẳng tay
-Gấp nhẹ cẳng tay
2.Cơ gấp cổ tay quay
-Mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay

Nền đối bàn tay II
Gấp và sấp bàn tay
(TK giữa)
3.Cơ gan tay dài
Hãm gân gấp
Cân gan tay
Gấp bàn tay
(TK giữa)
4.Cơ gấp cổ tay trụ
Xương đậu
Xương móc
Nền đốt bàn tay V
Gấp bàn tay
(TK trụ)
 


2.Lớp giữa: Cơ gấp các ngón tay nông (cơ gấp chung nông):
Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
-Đầu cánh tay trụ: Mỏm trên lồi cầu trong, mỏm vẹt
-Đầu quay: Bờ trước xương quay
Đốt giữa các ngón tay II-V. Mỗi gân tách 2 chẽ bám vào 2 sườn bên đốt giữa (gân thủng)
Gấp đốt giữa và đốt gần.
Gấp bán tay tại khớp cổ tay
(TK giữa)
3.Lớp sâu


Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
1.Cơ gấp các ngón sâu
(gấp chung sâu)
- Mặt trước-trong xương trụ
- Màng gian cốt
- Chia 4 gân bám vào nền các đốt xa các ngón II-V
- Gấp đốt 3(xa) vào đốt 2(giữa).
(2 bó ngoài TK giữa.
 2 bó trong TK trụ)
2. Cơ gấp ngón cái dài
½ giữa mặt trước xương quay
Màng gian cốt
Nền đốt xa ngón cái
- Gấp đốt xa ngón cái
(TK giữa)
4. Lớp sát xương: Cơ sấp vuông
Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
¼ dưới mặt trước xương trụ
¼ dưới mặt trước xương quay
Sấp cẳng tay
(TK giữa)

Cơ khu Cẳng tay trước trong có động tác chủ yếu:
   - Sấp cẳng tay
   - Gấp bàn tay và gấp các ngón tay
   - Gồm 8 cơ trong đó 6 cơ gấp và 2 cơ sấp:
          + Các cơ gấp có 6 cơ (3 cơ gấp bàn tay và 3 cơ gấp ngón tay)
                 Gấp bàn tay là do cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài, cơ gấp cổ tay trụ. Ba cơ này đi từ mỏm trên ròng rọc tới bàn tay.
                 Các cơ gấp ngón tay cũng có tác dụng là gấp bàn tay.
          + Các cơ sấp có 2 cơ sấp là cơ sấp tròn, cơ sấp vuông
   - Thần kinh chi phối:
        + TK giữa chi phối chủ yếu
        + TK Trụ chi phối 1,5 cơ: cơ gấp cổ tay trụ, hai bó trong cơ gấp chung sâu
* Nói chung về các cơ gấp và sấp
   - Đều dính bởi 1 gân chung vào mỏm trên ròng rọc (trừ cơ gấp chung sâu, cơ gấp dài ngón cái và cơ sấp vuông) nên còn gọi là cơ trên ròng rọc.   - Sắp xếp thành 4 lớp cơ, các cơ đều ở khu trước trong cẳng tay. Bốn cơ ở lớp nông đi chếch ra trước và ngoài.
II. Khu cẳng tay ngoài: (có 3 cơ)-Đông tác ngửa cẳng tay là chủ yếu
                                        Cơ cánh tay quay (ngửa dài)
                                        Cơ duỗi cổ tay quay dài (quay 1)
                                        Cơ duỗi cổ tay quay ngắn (quay 2)


Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
Cơ cánh tay-quay
Mỏm trên lồi cầu ngoài
Mỏm trân xương quay
-Gấp cẳng tay (chủ yếu)
-Ngửa cẳng tay
Cơ duỗi cổ tay quay dài
Mặt mu nền xương đốt bàn II
Duỗi bàn tay
Nghiêng bàn tay ra ngoài (dạng)
Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
Mặt mu nền xương đốt bàn III
   - Do TK quay chi phối (nhánh sâu)
III. Cơ khu cẳng tay sau: (9 cơ)
-Lớp nông: 4 cơ:
     +Cơ khuỷu
     +Cơ duỗi chung các ngón tay
     +cơ duỗi riêng ngón út
     +Cơ duỗi cổ tay trụ
-Lớp sâu: 5 cơ
     +Cơ dạng dài ngón cái
     +Cơ duỗi ngắn ngón cái
     +Cơ duỗi dài ngón cái
     +Cơ duỗi riêng ngón trỏ
     +Cơ ngữa
1.Lớp nông: (4 cơ)

Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
Cơ khuỷu
Mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay
Bờ ngoài mỏm khuỷu
Phần trên mặt sau xương trụ
Duỗi cẳng tay


 

Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
Cơ duỗi chung các ngón
Mỏm trên lồi cầu ngoài
Đốt xa và đốt giữa các ngón tay II-V
Duỗi các đốt ngón tay và bàn tay
Cơ duỗi riêng ngón út
Gân ngón út của cơ duỗi chung các ngón
Duỗi các đốt ngón út và bàn tay
Cơ duỗi cổ tay-trụ
-Mỏm trên lồi cầu ngoài
-Bờ sau xương trụ
Nền xương đốt bàn tay V
Duỗi cà khép bàn tay tại khớp cổ tay
 2. Lớp sâu: (5 cơ)


Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
Cơ dạng ngón cái dài
Mặt sau xương trụ, xương quay
Màng gian cốt
Nền xương đốt bàn tay I
Dạng và duỗi ngón cái
Dạng bàn tay
Cơ duỗi ngắn ngón cái
MẶt sau xương quay
Màng gian cốt
Nền đốt gần (đốt 1) ngón cái
Duỗi dốt gần ngón cái, đốt bàn tay I và bàn tay
Cơ duỗi dài ngón cái
-Giữa mặt sau xương trụ
-Màng gian cốt
Nền đốt xa (đốt 2) ngón cái
Duỗi đốt xa ngón cái
Cơ duỗi riêng ngón trỏ
Phần dưới mặt sau xương trụ
Gân ngón trỏ của cơ duỗi chung các ngón
Duỗi ngón trỏ
Cơ ngữa
-Mỏm trên lồi cầu ngoài
Mào cơ ngữa xương trụ
1/3 trên mặt ngoài bờ sau xương xườn quay
Ngửa cẳng tay

D. Cơ ở bàn tay
-Vùng bàn tay được chia ra làm hai khu:
I. Khu mu tay:
Không có cơ mà chỉ có các gân duỗi các ngón gồm:
   - Các gân của cơ duỗi chung các ngón
   - Gân duỗi, dạng ngón cái
   - Gân duỗi riêng ngón trỏ
   - Gân duỗi riêng ngón út
   - Gân cơ duỗi cổ tay trụ


 II. Vùng gan tay: 

Các cơ của bàn tay sắp xếp thành 4 nhóm chính:
   - Các cơ ô mô cái
   - Các cơ ô mô út
   - Các cơ ô mô giữa
   - Các cơ ô gian cốt
1.Các cơ ô mô cái:có 4 cơ
   - Bám từ các xương cổ tay đến xương đốt ngón cái hoặc xương đốt bàn I để vận động cho ngón cái.



Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
(1) Cơ dạng ngắn ngón cái
Xương thuyền
Nền xương đốt 1 ngón cái
Dạng ngón cái
(2) Cơ gấp ngắn ngón cái
Xương thang, thê, cả
Nền đốt 1 ngón cái
Gấp ngón cái
(3) Cơ đối chiếu ngón cái
Xương thang
Xương đốt bàn I
Đối chiếu ngón cái với các ngón khác

(4) Cơ khép ngón cái
Xương thê, cả
MẶt trước xương bàn III
Nền đốt 1 ngón cái
Khép ngón cái
   - Thần kinh vận động chủ yếu cơ ô mô cái là TK giữa. Trừ 1 phần cơ gấp ngón cái và cơ khép ngón cái do TK trụ chi phối.
2. Các cơ ô mô út:có 4 cơ
   - Bám từ các xương cổ tay đến xương đốt ngón út hoặc cân gan tay để vận động cho ngón út.




Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
(1) Cơ gan tay bé
Mạc nông gan tay
Da bờ trong bàn tay
Căng da mô út
(2) Cơ dạng ngắn ngón út
Xương móc
Nền đốt 1 ngón út
Dạng ngón út
(3) Cơ gấp ngắn ngón út
Xương móc
Nền đốt 1 ngón út
Gấp ngón út
(4) Cơ đối chiếu ngón út
Xương móc
Bờ trong đốt bàn V
Đối chiếu ngón út với các ngón khác
   - Thần kinh chi phối các cơ ô mô út là Thần kinh trụ
3.Các cơ ô gan tay giữa:
Gồm các gân gấp và các cơ giun, chi làm 2 lớp:
   - Lớp nông: 4 gân gấp các ngón nông
   - Lớp giữa:
        + 4 gân gấp các ngón sâu
        + 4 cơ giun


Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
Thần kinh
Các bó của gân cơ gấp chung sâu
Phía ngoài các gân duỗi ngón tay
Duỗi đốt 2,3 và gấp đốt 1 các ngón II-V
-Cơ giun 1,2: TK giữa
-Cơ giun 3,4: TK trụ

4.Các cơ ô gian cốt:Gồm có các cơ gian cốt, chia 2 loại:
 


Nguyên ủy
Bám tận
Vận động
Thần kinh
Các cơ gian cốt gan tay
-Các cơ gian cốt gan tay 1,2 bám vào ½ trước mặt trong các xương bàn I,II
-Các cơ gian cốt gan tay 3,4; ½ trước mặt ngoài các xương bàn IV, V
Gân duỗi các ngón
Gấp đốt I
-Duỗi đốt II, III các ngón
-Khép các ngón tay
TK trụ
Các cơ gian cốt mu tay
Hai mặt bên các xương bàn tay, sau chỗ bám của các cơ gian cốt gan tay
Gân duỗi các ngón
-Gấp đốt I
-Duỗi đốt II, III các ngón
-Dạng các ngón tay
TK trụ
Tải bản word đầy đủ: Tải về
Tài liệu tham khảo:
---Bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm---
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com


Share:

Bài đăng phổ biến

facebook

Tìm kiếm Blog