SINH LÝ GAN
Giải phẫu gan: Đi đến
Tải bản word đầy đủ: Tải về
Tham khảo: Bs. Nguyễn Hồng Hà: Tải về
Gan là một cơ quan quan trọng của người đảm nhiệm rất nhiều chức năng:
1.Tạo mật
2.Chức năng chuyển hóa
Tổng hợp protein
3.Chức năng dự trữ
4.Miễn dịch
5.Giải độc
6.Chức năng khác
|
Gan bài tiết 1 lít mật/ngày nhũ tương hoá lipid và hấp thu các vitamin tan trong dầu(vitamin A, K, D, E ). Mật được tiết ra từ những tế bào gan, qua ống dẫn mật, xuống dự trữ, cô đặc ở túi mật và xuống tá tràng khi tiêu hoá.
Sắc tố mật
- Sắc tố mật (bilirubin trực tiếp, kết hợp) là một chất hình thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hb trong cơ thể và sau đó được thải ra theo dịch mật - Cho dấu hiệu để chẩn đoán tắc mật.
- Sắc tố mật (bilirubin trực tiếp, kết hợp) là một chất hình thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hb trong cơ thể và sau đó được thải ra theo dịch mật - Cho dấu hiệu để chẩn đoán tắc mật.
Cholesterol
- Gan đào thải cholesterol trong dịch mật để góp phần điều chỉnh cholesterol máu.
- Cholesterol hoàn toàn không tan trong mật.
- Để tan được nó phải ở dưới dạng micelle cùng với muối mật và lecithin.
- Gan đào thải cholesterol trong dịch mật để góp phần điều chỉnh cholesterol máu.
- Cholesterol hoàn toàn không tan trong mật.
- Để tan được nó phải ở dưới dạng micelle cùng với muối mật và lecithin.
Khi thức ăn chứa lipid (chất béo) đến tá tràng, mật từ túi mật sẽ được tiết qua ống mật chủ, xuống tá tràng giúp chuyển lipid thành các phần nhỏ dễ tiêu hóa hơn.
2. Chức năng chuyển hóa
Chức phận chuyển hoá glucid
Giúp ổn định đường huyết:
-Tạo Glycogen
-Thủy phân Glycogen
-Đường phân
-Tân tạo đường.
| |
Tổng hợp glycogen
|
Phân ly glycogen
|
-Khi nồng độ glucose máu tăng (sau khi ăn no) trên 1,0g/l (~5,5 mmol/l), gan tăng quá trình tổng hợp glycogen nhờ enzym glycogen synthetase.
-Ngoài ra, gan còn tổng hợp glycogen từ từ fructose, galactose, mannose và các sản phẩm chuyển hoá trung gian như lactat, pyruvat, acetyl CoA... nhờ hệ thống enzym chỉ có ở gan. Đây là quá trình tân tạo glucose, điểm khác biệt giữa gan và cơ. Các chất chuyển hoá trung gian ở cơ sẽ được vận chuyển về gan để tân tạo glucose và tổng hợp nên glycogen.
|
Có thể theo 2 con đường:
-Thuỷ phân glycogen nhờ enzym amylase và maltase.
-Phosphoryl phân nhờ sự tham gia của enzym phosphorylase và các enzym cắt nhánh khác.
--> có vai trò trong quá trình điều hoà đường máu cùng với các yếu tố thần kinh và nội tiết khác.
-Để thăm dò chức phận chuyển hoá glucid của gan dùng nghiệm pháp tăng glucose máu (tương tự trong chẩn đoán đái tháo đường).
|
Chức phận chuyển hoá lipid
Phân ly
|
Tổng hợp
|
-Là nơi duy nhất sản xuất muối mật để nhũ tương hoá lipid--> chuyển hoá lipid xảy ra nhanh và mạnh mẽ ở gan. Một phần dùng làm nguyên liệu để tổng hợp cholesterol (tổng hợp acid mật và các hormon steroid). phần còn lại được tổng hợp thành thể cetonic (đến các mô và tái tạo lại acetyl CoA để mô sử dụng, đặc biệt là não và thận).
|
-Quá trình tổng hợp lipid trong gan không mạnh bằng mô mỡ nhưng gan tổng hợp các lipoprotein và acid béo tự do cho máu. Gan là nơi chủ yếu tổng hợp phospholipid, quá trình này quan trọng trong việc vận chuyển mỡ ra khỏi gan, tránh ứ đọng mỡ trong gan.
|
Gan tổng hợp cholesterol từ acetyl CoA và quá trình este hoá cholesterol xảy ra trong gan (gan là nơi duy nhất tổng hợp ra enzym của quá trình này)..
Chức phận chuyển hoá protid
Phân ly
|
Tổng hợp
|
-Quá trình trao đổi và khử amin xảy ra rất mạnh trong gan do gan chứa nhiều acid glutamic và các enzym trao đổi amin.
-Các enzym chuyển amin hoạt động mạnh trong gan: AST (GOT) và ALT (GPT). Khi tế bào gan bị tổn thương các enzym transaminase tăng cao trong máu (nhất là ALT).
|
-Tổng hợp protein cho gan và cung cấp cho máu. Tổng hợp toàn bộ albumin, một phần lớn globulin, còn tổng hợp fibrinogen, ferritin và prothrombin. Gan còn cung cấp các acid amin tự do cho máu để đưa tới các cơ quan khác tổng hợp protein.
-Tổng hợp urê từ NH3 rất mạnh(cơ quan duy nhất tổng hợp urê hoàn chỉnh vì có đầy đủ các enzym của chu trình urê). Khi gan bị tổn thương 4/5, khả năng tổng hợp urê của phần gan còn lại vẫn bình thường.
|
Tổng hợp protein
Prothrombinvà fibrinogen là các yếu tố đông máu.
Albumincó tác dụng tạo áp lực keo cho huyết tương.
3.Chức năng dự trữ
TM cửa mang máu giàu dinh dưỡng từ ruột non lên gan.Nhưng không phải lúc nào cơ thể cũng cần ngay nên nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất được dữ trữ tại gan.
Glucose dưới tác dụng của Insulin (là một hormon do tuyến tụy tiết) sẽ được chuyển thành glycogen để tích trữ ở gan, từ đó giúp ổn định đường huyết.
Gan cũng dự trữ vitamin A(10 tháng), D(3-4 tháng),B12(1-vài năm), E, K; các khoáng chất như sắt, đồng để cung cấp cho cơ thể khi cần thiết.
Ngoài ra gan còn có vai trò dự trữ máu( khoảng 650ml), ở bệnh nhân suy tim phải, tim phải co bóp yếu tống ít máu đi làm ứ máu ở tĩnh mạch chủ dưới, do đó gây ứ máu ở tĩnh mạch gan làm gan to (gan phình ra để chứa khoảng 1 lit máu trong hệ thống tĩnh mạch và mao mạch kiểu xoang).
4. Miễn dịch
Gan cũng đóng vai trò trong hệ thống miễn dịch cơ thể nhờ các tế bào Kuffer(một loại đại thực bào). Khi máu đi từ các nhánh tĩnh mạch cửa và động mạch gan vào các sinusoid (tĩnh mạch xoang gan), tế bào Kuffer có ở các sinusoid sẽ giúp làm sạch máu bằng cách ăn các vi khuẩn, nấm có hại hay tế bào hồng cầu già.
Trong cơ thể chất độc có thể sinh ra từ hai nguồn:
- Nội sinh: những sản phẩm của quá trình chuyển hoá như : bilirubin, NH3,.... - Ngoại sinh: do cơ thể tiếp nhận từ ngoài vào như qua đường ăn uống, hơi thở, da,....bao gồm các chất như rượu, thuốc kháng sinh, thuốc ngủ...
Các chất độc này khi vào trong cơ thể, phần lớn được đưa về gan và gan sẽ khử độc theo hai cơ chế :
- Cố định và thải trừ.
- Khử độc hoá học.
Cơ chế cố định và thải trừ
|
Cơ chế khử độc hoá học
|
-Các chất độc được gan giữ lại rồi đào thải qua đường mật, chất độc vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu, hầu như không bị biến đổi về mặt hoá học. Các chất khử độc theo cơ chế này thường là các muối kim loại nặng (Cu, Pb...), các chất màu.
|
-Cơ chế quan trọng nhất, chất độc bị giữ lại và làm cho biến đổi về hoá học thành những chất không độc, dễ tan và được đào thải ra ngoài như: NH3--> urê, bilirubin tự do thành bilirubin liên hợp,... qua các phản ứng: oxy hoá- khử,hydroxy hoá,liên hợp.....
|
Với hình thức khử độc bằng liên hợp, gan có nhiều hình thức:
- Phản ứng liên hợp glucuronic: bilirubin tự do, hormon steroid... thường được khử độc theo cách này. Bilirubin tự do có thể liên hợp với một hoặc hai acid glucuronic tạo bilirubin liên hợp.
- Phản ứng liên hợp với glycin: acid benzoic liên hợp với glycin tạo thành acid hyppuric - Liên hợp sulfonic: sản phẩm thối rữa của đường tiêu hoá như indol, scatol, phenol... - Phản ứng liên hợp acid acetic: các sulfamid. - Phản ứng liên hợp glutamin.
6.Chức năng khác:
-Đông máu: các yếu tố phụ thuộc vitamin K: II, VII, IX, X
-Tham gia hấp thu Calci
Giải phẫu gan: Đi đến
Tải bản word: Tải về
Tham khảo: Bs. Nguyễn Hồng Hà: Tải về
bài viết không tránh khỏi thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm!
----Edit by Khỉ Già----