Giải phẫu dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, phía trên nối với thực quản, phía dưới nối với tá tràng (đoạn đầu của ruột non).
- Đối chiếu lên thành bụng, dạ dày thuộc các vùng: thượng vị, hạ sườn trái và rốn.
-Do rất co giãn nên không có hình dạng nhất định tùy thuộc lượng thức ăn, tư thế, tuổi, giới, sức co,..Thường miêu tả hình tù và ở xác người, còn người sống khi rỗng hình chữ J.Thể tích từ 2-2,5 lit hoặc hơn.
Về cấu trúc, dạ dày có bốn phần chính: tâm vị, đáy vị, thân vị và môn vị. Tâm vị là điểm nối thực quản với dạ dày, thức ăn từ thực quản đi qua tâm vị để vào dạ dày, không có van đóng kín mà chỉ có nếp niêm mạc. Ở người sống mằm sau sụn sườn 7 trái, trước D10, lệch đường giữa khoảng 2,5cm.
Đáy vị hình vòm, nằm ở phía dưới cơ hoành, bên trên và bên trái so với tâm vị. Bên dưới đáy vị là thân vị, là phần chính của dạ dày. Môn vị hình chiếc phễu giúp nối dạ dày và tá tràng. Cơ thắt môn vị (một loại cơ trơn) nằm ở phía cuối của chỗ nối giữa dạ dày với tá tràng.Lỗ môn vị nằm ở bên phải đốt sống L1.
Mặt ngoài lồi của dạ dày có tên là bờ cong lớn, mặt trong lõm là bờ cong nhỏ. Dạ dày tuy di động nhưng được treo tại chỗ nhờ các mạc của phúc mạc như mạc nối nhỏ, mạc nối lớn, các dây chằng vị hoành, vị lách và vị kết tràng (3 dây chằng này là thành phần mạc nối lớn).Mạc nối nhỏ: kéo dài từ gan đến bờ cong nhỏ và mạc nối lớn: kéo dài từ bờ cong lớn đến thành bụng sau.
Cấu tạo dạ dày gồm 5 lớp:
Cấu tạo dạ dày gồm 5 lớp:
-LỚP THANH MẠC: nằm ngoài cùng thuộc lá tạng phúc mạc.
-TẤM DƯỚI THANH MẠC:là tổ chức liên kết rất mỏng, gần như dính chặt vào lớp cơ trừ ở gần 2 bờ cong vị dễ bóc tách hơn vì tổ chức này dày lên nhờ chứa mỡ và các nó mạch thần kinh.
-LỚP CƠ: để thích ứng việc nhào trôn thức ăn lớp cơ vòng của dạ dày có thêm các sợi chéo. Kể từ ngoài vào trong có 3 lớp:
+Cơ dọc: liên tục với các thớ cơ dọc của thực quản và tá tràng và dày nhất dọc theo bờ cong vị nhỏ.
+Cơ vòng: bao kín toàn dạ dày, đặc biệt ở môn vị.
+Cơ chéo: là lớp không hoàn toàn, chạy vòng quanh đáy vị và đi chéo xuống dưới về phía bờ cong lớn.
-TẤM DƯỚI NIÊM MẠC:là tổ chức liên kết rất lỏng lẻo nên dễ bị xô đẩy.
Dạ dày được cấp máu từ hai nguồn chính: vòng mạch bờ cong vị nhỏ và vòng mạch bờ cong vị lớn. Hai vòng mạch này đều bắt nguồn từ động mạch thân tạng. Động mạch thân tạng chia thành 3 ngành là:
Động mạch vị trái (1) → nối với động mạch vị phải (chúng tôi trình bày thêm ở bên dưới)
Động mạch lách (2) → cấp máu cho lách
Động mạch gan chung (3) → chia thành động mạch gan riêng (cấp máu cho gan), động mạch gan riêng lại có một nhánh tách ra làm động mạch vị phải, nối với động mạch vị trái tạo thành vọng mạch bờ cong vị nhỏ cấp máu cho dạ dày
Động mạch vị mạc nối phải phát sinh từ động mạch vị tá tràng nối với động mạch vị mạc nối trái - bắt nguồn từ động mạch lách, tạo thành vòng mạch bờ cong vị lớn cấp máu cho dạ dày.
Ngoài ra còn có một số mạch máu khác như động mạch vị ngắn, động mạch vùng thân vị …
Thần kinh dạ dày
Dạ dày được chi phối bởi dây thần kinh X (2 thân TK lang thang trước và sau đi đến gần bờ cong nhỏ chia nhiều nhánh cho mặt trước (nhánh vị trước) và mặt sau dạ dày (nhánh vị sau) thuộc hệ đối giao cảm và những sợi thần kinh từ đám rối tạng thuộc hệ giao cảm.
Hạch bạch huyết
Gồm:
-Chuỗi hạch bạch huyết dạ dày
-Chuỗi hạch bạch huyết vị-mạc nối
-Chuỗi hạch bạch huyết tụy-lách
Mạch bạch huyết dạ dày lưu thông tự do với mạng bạch huyết thực quản, nhưng ít với mạng tá tràng nên ung thư môn vị không lan tới tá tràng mà chỉ lên bờ cong nhỏ.
Tải về bản word: Tải về
bs.Lê Quang Tuyền: Tải về 1 Tải về 2
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI---Edit by Trịnh Hữu Thịnh vs Khỉ Già---
Tài liệu tham khảo: