Tư duy xuất sắc+Tay nghề thành thạo+Trái tim nhân hậu=Thầy thuốc

GIẢI PHẪU RUỘT NON

Ruột non
Tải về bản Word: Tải về
Tài liệu tham khảo:
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
ThS.Bs.Lê Quang Tuyền: Tải về
ThS.Bs Nguyễn Phước Vĩnh:Tải về
GIẢI PHẪU


Ruột non là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa
Kéo dài từ môn vị dạ dày đến van hồi manh tràng. Chiều dài thay đổi tùy theo người, giới, trương lực cơ thành ruột,... trung bình 5,5-9m, trung bình 6,5m,  khi cần có thể cắt bỏ 3,5m.
Đường kính: 3cm -->2cm (giảm dần).
Gồm ba phần: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng (hình1) Phân bố hạ sườn T--> trung tâm-->hố chậu P.
Tá tràng
- Đoạn đầu của ruột non, có hình chữ C, kéo dài từ môn vị dạ dày đến chỗ nối tá hỗng tràng. Dài 25cm, đường kính 3-4 cm.
- Chia làm bốn đoạn: trên, xuống, dưới, lên (hình 2)
    

    Phần trên: tiếp môn vị,2/3đầu phình to tạo hành tá tràng.
    Phần xuống: Có nhú tá lớn (dưới) nhú tá bé (trên) đỗ vào của ống tụy chính và phụ.
    Phần dưới(ngang) vắt ngang CSTL, dè lên ĐM chủ bụng và TM chủ dưới.Vì vắt ngang CS nên dễ bị tổn thương khi va chạm ở bụng.
    Phần lên: có góc tá hỗng tràng.
Dựa vào sự di động vs cố định chia làm 2 đoạn:
              -Đoạn di động:2/3 đầu (hành tá tràng) của phần trên.
              -Đoạn cố định: phần còn lại.
Mạch máu:      Tá tràng được cấp máu từ hai nguồn chính
+ Đầu gần của tá tràng được cấp máu bởi động mạch vị - tá tràng (bắt nguồn từ động mạch gan)
+ Đầu xa của tá tràng được cấp máu bởi động mạch tá – tụy dưới (gồm hai nhánh trước và sau), bắt nguồn từ động mạch mạc treo tràng trên.

Hỗng tràng, hồi tràng
         Kéo dài từ góc tá hỗng tràng đến van hồi manh tràng khoảng khoảng 6-7m. Chúng uốn thành 14-16 quai hình chữ U.
        Ranh giới của hỗng tràng và hồi tràng không rõ ràng, khó xác định. Trong đó 4/5 trên coi là hỗng tràng.

Chi tiết
Hỗng Tràng
Hồi tràng
Vị trí
Quai ruột bên (T) ổ bụng, nằm ngang
Quai ruột bên (P) ổ bụng, nằm dọc
Kích thước
Lớn hơn
Nhỏ hơn
Bạch huyết
Nang đơn độc
Thành mảng
Mạch máu
Nhiều hơn
Ít hơn
Túi thừa Meckel
Không có
Có 3-5%

Mạch máu
Động mạch mạc treo tràng trên (cung cấp máu cho ruột non và ½ ruột già P)
TM mạc treo tràng trên

 Phân biết ruột non- ruột già
             Có 3 dải cơ dọc
             Có túi phình kết tràng
             Có túi thừa mạc nối.
Thần kinh
Ruột non chịu chi phối của hệ giao cảm và phó giao cảm
MÔ HỌC
   Về cầu tạo mô học ruột non được chia làm bốn tầng: thanh mạc, cơ niêm, hạ niêm mạc và niêm mạc.
     Thanh mạc là tầng ngoài cùng, trơn, có các tế bào tiết dịch huyết thanh.
     Tầng cơ niêm, ngay sau tầng thanh mạc gồm hai lớp cơ: cơ dọc và cơ vòng, có tác dụng tạo nên nhu động ruột.
     Tầng hạ niêm mạc là mô liên kết đặc
     Tầng niêm mạc là tầng trong cùng, tiếp xúc với lòng ruột, bề mặt niêm mạc gồm rất nhiều nhung mao, trên đó có các tế bào tiết enzym tiêu hóa và tiết các hormone, có tác dụng hấp thu các dưỡng chất trong lòng ruột non để đưa vào máu.
 
Mỗi nhung maođược cấu tạo từ hai loại tế bào: tế bào hấp thu và tế bào hình đài, bên trong nhung mao có các mao động mạch, mao tĩnh mạch và Lacteal (mao mạch bạch huyết).   

          Tại ruột non, thức ăn được tiêu hóa thành các phân tử đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng.  Protein được phân giải thành các acid amin, carbohydrate được phân giải thành glucose, lipid được tiêu hóa thành acid béo và monoglycerid, ngoài ra còn các vitamin, các chất khoáng (Ca2+, Fe2+…)… 
          Các chất dinh dưỡng trên được tế bào biểu mô hấp thu.  Các sản phẩm tiêu hóa của lipid là acid béo, monoglycerid sẽ được tế bào biểu mô tổng hợp thành các hạt Chylomicron, sau đó Chylomicron từ tế bào ra gian bao rồi được hấp thu vào các Lacteal – đi vào hệ tuần hoàn bạch huyết. Các vitamin tan trong chất béo: A, D, E, K cũng được hấp thu bằng cơ chế này.
Các chất còn lại gồm acid amin, glucose, vitamin tan trong nước: B, C, các chất khoáng Ca2+, Fe2+… các ion Na+, HCO3-… được tế bào biểu mô hấp thu, ra gian bào rồi được hấp thu vào mao tĩnh mạch.  Các mao tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng trên rồi theo đường tĩnh mạch cửa để lên gan.
    Phần thức ăn không được tiêu hóa (gồm nước và chất thải) được đưa tới đại tràng qua van hồi manh tràng.

Câu hỏi
1. Mô tả đường đi của glucose, acid amin từ ruột đến gan. 
2.  Động mạch vị tá tràng cho những nhánh nào để cấp máu cho tá tràng?
3. Động mạch gan bắt nguồn từ động mạch nào?
4. Các chất được hấp thu vào Lacteal có đặc điểm chung là gì?
5. ĐM mc treo tràng trên nối vi ĐM thân tạng qua?

Tải về bản Word: Tải về
Tài liệu tham khảo:
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
ThS.Bs.Lê Quang Tuyền: Tải về
ThS.Bs Nguyễn Phước Vĩnh:Tải về
Giải phẫu Y Hà Nội: Tải về
Gải phẫu Y Thành phố HCM:
Tập 1: Tải về
Tập 2: Tải về

---Edit by Trịnh Hữu Thịnh vs Khỉ Già---


Share:

Bài đăng phổ biến

facebook

Tìm kiếm Blog