CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
- Số lượng sợi cơ ở người được xác định sau khi ra đời khoảng 4 - 5 tháng và sau đó hầu như không thay đổi.
- có vân ngang sáng, tối xen kẽ.
- Gồm: cơ bám xương, cơ miệng, cơ lưỡi, 1 /4 trên thực quản, cơ thắt hậu môn, cơ mặt, cơ vận nhãn...
- Co rút theo ý muốn.
- vận động và co duỗi theo ý muốn
-Nhiều tế bào cơ sắp xếp xen lẫn với mô liên kết mỏng giàu mạch máu tạo thành bó cơ
lớp áo mô liên kết bên ngoài bó cơ được gọi là bao bó cơ.
-Nhiều bó cơ xếp theo kiểu nhất định và được một lớp mô liên kết dày bao bọc tạo thành bắp cơ có chức năng riêng biệt.
Bắp cơ-->Bó cơ--> Sợi cơ ( tế bào cơ)-->tơ cơ: Sợi dày (myosin)
Sợi mỏng (actin, toponin, tropomyosin)
Ở những người không rèn luyện, tơ cơ nằm phân tán hơn, còn ở những cơ tập luyện chúng nằm thành bó.
VI THỂ TƠ CƠ
-Sợi myosin gồm nhiều phân tử myosin. gồm 6 chuỗi polypeptid, trong đó hai chuỗi nặng và 4 chuỗi nhẹ.
-Hai chuỗi nặng xoắn vào nhau tạo ra dây xoắn kép. Ở một đầu dây, mỗi chuỗi nặng gấp lại tạo thành phần đầu hình cầu của phân tử myosin.Trên mỗi đầu chứa 3 vị trí gắn:
+Gắn ATP
+Gắn sợi actin
+Gắn với 2 sợi nhẹ.
-Bốn chuỗi nhẹ nằm ở phần đầu myosin, mỗi đầu có hai chuỗi. Những chuỗi nhẹ này giúp kiểm soát chức năng của đầu myosin trong quá trình co cơ.
II. Sợi mỏng:
Actin
-Tồn tại dưới hai dạng: actin G (hình cầu) và actin F (hình sợi). Khung của sợi actin là phân tử actin F xoắn kép . Mỗi chuỗi của dây xoắn kép actin F gồm nhiều phân tử actin G trùng hợp (có khoảng 13 phân tử actin G trong mỗi vòng xoắn).
Tropomyosin
-Là protein . Các phân tử này nối lỏng lẻo với dây xoắn kép actin F và quấn quanh nó. Ở trạng thái nghỉ, các phân tử tropomyosin nằm ở đỉnh của các vị trí hoạt động của dãy xoắn actin để ngăn không cho sự tác động qua lại giữa sợi actin và myosin có thể xảy ra. Mỗi phân tử tropomyosin phủ lên 7 actin G.
Troponin
-Là một phức hợp gồm 3 thành phần:
o Troponin T có vai trò gắn kết phức hợp Troponin vào Tropomyosin.
o Troponin C khi gắn kết với Ca ++ sẽ có tác dụng giải phóng vị trí bị che lấp do phức hợp Troponin I và Tropomyosin tạo ra.
III.Hệ thống ống cơ
-Các tơ cơ được bao quanh bởi các màng, dưới kính hiển vi điện tử giống như nang và ống. Chúng tạo thành hệ thống ống cơ gồm hệ thống T và võng nội bào cơ.
+Hệ thống ống T gồm các ống ngang, liên tục với màng tế bào cơ tạo thành những chắn song bị xuyên qua bởi những tiểu sợi cơ riêng lẻ, khoảng giữa 2 hệ thống ống T là nơi kéo dài ra của khoảng ngoại bào. Chức năng của hệ thống ống T là dẫn truyền xung động từ màng tế bào đến tất cả các tiểu sợi cơ trong cơ.
+Mạng lưới võng nội bào cơ là một màng không đều bao quanh mỗi sợi cơ. Hệ thống này liên quan đến chuyển động của Ca++ và chuyển hoá cơ.
TƠ CƠ:
Có 3 loại sợi cơ:
+Sợi cơ chậm nhóm I (cơ đỏ) đáp ứng chậm sức bền cao, thích ứng các việc giữ tư thế chậm và lâu.
+Sợi cơ nhanh nhóm II: chứa nhiều sợi loại IIB gọi là cơ trắng, có thời gian co cơ ngắn chuyên biệt cho các cử động khéo léo, tinh vi (cơ mặt, cơ bàn tay).Ở người loại IIA ít.
Sợi cơ nhanh nhóm II
|
Sợi cơ chậm nhóm I
|
-Các sợi cơ nhanh dày và nhiều tơ cơ hơn thường tham gia cấu tạo nên các đơn vị vận động rất lớn. Vì vậy, sợi cơ nhanh co mạnh hơn, tốc độ co cao hơn sợi chậm.
-Sợi cơ nhanh có ít mao mạch, ít ty lạp thể, mioglobin và ít chất dinh dưỡng nhóm
mỡ hơn. Hoạt tính các men oxy hoá cũng thấp hơn sợi cơ chậm. Nhưng sợi cơ nhanh có hoạt tính men gluco phân cao hơn và chứa nhiều glycogen hơn có khả năng cung cấp năng lượng bằng con đường yếm khí và tạo thành acid lactic. |
-Sợi cơ chậm có khả năng co bóp lâu(sức bền cao) do:
+Có mạng lưới mao mạch dàyà máu đến nhiềuà cung cấp oxy tốt. +Hàm lượng mioglobin caoàsự vận chuyển oxy đến ty lạp thể dễ dàng. +Có khả năng dự trữ cơ chất mang năng lượng và các men oxy hoá với hoạt tính cao. -Sợi cơ chậm có khả năng thực hiện hoạt động ưa khí lâu dài(sức bền ưa khí cao), cơ co lâu với một lực không lớn. |
-Sợi cơ nhanh bị thoái hoá nhanh hơn sợi chậm. Nó sẽ làm giảm sút khả năng hoạt động thể lực của người lớn tuổi, đặc biệt là trong các hoạt động đòi hỏi tốc độ. Điều đó giải thích vì sao sức bền giảm chậm hơn so với tốc độ khi tuổi tác tăng lên.
-Tốc độ co cơ phụ thuộc vào hoạt tính men phân huỷ ATP (miozin – ATP – ase ). Hoạt tính men ATP càng lớn thì sự hình thành và phá huỷ các cầu nối ngang xảy ra càng nhanh, tức cơ co càng nhanh. -Các sợi cơ nhanh co nhanh và mạnh với thời gian tương đối ngắn, nhưng không có
sức bền cao, tức là sợi cơ nhanh quyết định khả năng hoạt động trong các bài tập có công
suất lơn như chạy, nhảy, ném đẩy. - Sợi II-a có khả năng oxy hoá cao hơn sợi II-b, mặc dù vẫn thấp hơn so với các sợi loại I. Chúng vừa sản xuất năng lượng bằng con đường ưa khí, vừa yếm khí tạo acid lactic.
sức bền cao, tức là sợi cơ nhanh quyết định khả năng hoạt động trong các bài tập có công
suất lơn như chạy, nhảy, ném đẩy. - Sợi II-a có khả năng oxy hoá cao hơn sợi II-b, mặc dù vẫn thấp hơn so với các sợi loại I. Chúng vừa sản xuất năng lượng bằng con đường ưa khí, vừa yếm khí tạo acid lactic.
Chức năng đơn vị vận động được chia thành 2 loại chính:
- Đơn vị vận động chậm: (loại I) có các neuron vận động và sợi cơ thuộc loại I chậm.
- Đơn vị vận động nhanh: (loại II) neuron vận động và sợi cơ thuộc nhóm II nhanh.
chậm
|
Nhanh
| |
Tỉ lệ hưng phấn: tỉ lệ nghịch với kích thước thân neuron đó
|
Thấp
|
Cao
|
Tốc độ dẫn truyền
|
Thấp
|
Nhanh
|
Tần số xung động
|
Thấp
|
Nhanh
|
Độ mệt mỏi
|
có khả năng duy trì một điện thế lâu dài mà không giảm tần số xung động nhiều trong hàng chục phút
|
Sự co cơ vân:
-Khi có tín hiệu co cơ từ luồng xung động thần kinh truyền đến tế bào cơ sẽ gây ra hiện tượng khử. Hiện tượng khử cực làm thay đổi điện thế màng, khởi động mở các kênh phóng thích Ca++ , do đó sẽ gây ra sự vận chuyển một lượng lớn Ca++ từ lòng lưới nội cơ tương ra dịch cơ tương theo gradient nồng độ.
- Khi nồng độ Ca++ trong dịch bào tương tăng cao, Troponin C sẽ gắn kết với Ca++ để tạo nên phức hợp Troponin C - Ca++ , phức hợp này sẽ làm mất đi tác dụng ức chế sự gắn kết myosin vào actin do Troponin I với Troponin T và Tropomyosin tạo ra. Nhờ đó myosin được tiếp xúc trực tiếp với actin tại vị trí gắn trên actin G.
-Và đầu myosin cũng cần phải được hoạt hóa trước khi chu trình cầu nối chéo giữa actin và myosin được hình thành. Sảy ra khi : ATP gắn vào đầu myosin và bị thủy phân thành ADP và Photphat vô cơ, năng lượng được giải phóng từ sự thủy phân ATP hoạt hóa đầu myosin và đưa chúng về vị trí sẵn sàng.
Chu trình cầu nối được phân thành 4 bước:
-Bước 1: sự hình thành cầu nối chéo:
Đầu myosin đã được hoạt hóa gắn vào actin tạo ra cầu nối chéo và giải phóng photphat vô cơ sự liên kết sẽ trở nên mạnh hơn.
-Bước 2: sinh công:
ADP được giải phóng và đầu myosin đã được hoạt hóa gập lại làm sợi mỏng trượt về phía trung tâm.
-Bước 3: tách rời cầu nối chéo:
Khi 1 phân tử ATP khác gắn vào đầu myosin liên kết giữa myosin và actin yếu dần.
-Bước 4: tái hoạt hóa đầu myosin.
ATP lại bị phân hủy thành ADP và photphat vô cơ. Và hoạt hóa đầu myosin làm nó quay lại “vị trí sẵn sàng”.
Chu trình cầu nối chéo kết thúc khi ion Ca++ được vận chuyển chủ động quay lại lưới cơ tương và các vị trí gắn kết trên actin bị che lại
Vi sợi cơ:
-Dải I sáng màu, dải A tối.
- Ở giữa dải A có vùng H.
- Giữa vùng H có 1 đường M.
- vạch Z chia đôi Đĩa I.
- Giới hạn 2 vạch Z là sarcomer (lồng krausse), là đơn vị co cơ vân.
Sự biến đổi sarcomer khi co cơ:
- Siêu sợi actin trượt vào giữa cùng với vạch Z, hai đầu của siêu sợi actin tiến gần lại nhau.
-Dải I và vùng H ngắn lại.
- Dải A không thay đổi.
Do có có sự giới hạn của vạch Z và dải A không đổi nên Cơ vân có giới hạn co cơ, còn cơ trơn không giới hạn do có cấu trúc co xoắn, VD: cơ tử cung khi mang thai và không mang thai,...
Các loại co cơ: có hai loại
-Co cơ đẳng trường: co cơ mà không giảm chiều dài cơ.Cơ không tạo ra công, chủ yếu dùng cố định một vật, hay xách một vật (Thực tế chiều dài sợi cơ vẫn bị rút ngắn hơn chiều dài trong cơ thể một ít).
-Co cơ đẳng lực: co cơ các sợi cơ rút ngắn lại. Chủ yếu dùng để nâng tự do một vật.Khi kích thích cơ giai đoạn đầu là co cơ đẳng trường, lực càng tăng đến lúc đủ mạnh cơ rút ngắn để kéo trọng tải lên, Giai đọan này lực không đổi. Trong hầu hết các trường hợp ta có co cơ hổn hợp, đẳng trường trước đẳng lực sau.
Nhiều cơ co liên tiếp
-Khi kích thích liên tục cơ sẽ đáp ứng bằng nhiều co cơ liên tiếp. Khi kích thích lập đi lập lại trước khi cơ giãn làm kích hoạt thêm các yếu tố co thắt và đáp ứng càng tăng, gây ra sự tổng hợp các co cơ, sức căng phát sinh trong thời gian tổng hợp lớn hơn trong một co cơ duy nhất.
-Tùy theo tần số kích thích nhiều hay ít có các loại tổng kế khác nhau:
+Co cứng tuần hoàn: khi không có dãn cơ giữa các kích thích
+Co cứng không hoàn toàn: khi có những giai đoạn giãn không hoàn toàn giữa các kích thích liên tiếp.
- Hiện tượng Treppe: kích thích cơ với cường độ bằng ngưỡng gây co cơ, tăng cường độ kích thích, đáp ứng co cơ càng mạnh và đến một lúc có đáp ứng cực đại. Sau nhiều co cơ, sẽ đạt đến một sức căng cơ đồng dạng đó là hiện tượng bậc thang hay Treppe.
Thời gian trơ
-Sau co thắt, cơ xương có một thời gian trơ không đáp ứng với kích thích, thời gian trơ tuyệt đối kéo dài 1-3ms. Thời trị của cơ xương dài hơn của thần kinh. Nhiều sợi cơ có nhiều ngưỡng khác nhau. Độ lớn điện thế động tỉ lệ với cường độ kích thích nằm giữa ngưỡng và cường độ cực đại.
NGUỒN NĂNG LƯỢNG CHUYỂN HÓA CỦA CO CƠ:
1.Nguồn ATP: ATP + H2O ---> ADP + H3PO4 + 7,3 KCal
Nguồn năng lượng này cần cho sự trượt của sợi myosin và actin. Một số lượng nhỏ cần cho bơm Ca++ từ sarcoplasma vào hệ võng nội bào và bơm Na+ và K+ để duy trì điện thế động của tế bào. Nồng độ ATP trong mỗi sợi cơ khoảng 4 triệu phân tử, đủ để duy trì sự co cơ trong thời gian 1-2 giây. Sau khi ATP biến đổi thành ADP, ADP sẽ được gắn kết với Phospho để tạo ATP mới trong vài % giây.
2.Nguồn phosphocreatin
Creatinphosphat (CP) cũng là chất có liên kết cao năng lượng, Creatinphosphat bị thủy phân cho Creatin và Phosphat men xúc tác là Creatinphosphokinaze
Phosphocreatin +ADP ----- > Creatin +ATP
Quá trình phân giải xảy ra nhanh, không phụ thuộc oxy. Tốc độ tái tổng hợp ATP lớn nhất đạt được ngay sau giây thứ 2 của hoạt động co cơ.
Tuy nhiên sự dự trữ CP trong cơ lại không lớn.
3.Glycogen – Glucose:
a. Glucose: Đường phân là 1 chuỗi các phản ứng hóa học chuyển hóa glucose (6C) thành pyruvat (3C) , xảy ra ở bào tương , qua 2 giai đoạn với 10 phản ứng
Giai đoạn 1 : gồm 5 phản ứng , phân tử glucose được phosphoryl hóa và bị chặt đôi thành 2 triose : glyceraldehyd -3-phosphat với sự chi phí 2 ATP đầu tư.
Giai đoạn 2 : gồm 5 phản ứng : 2 phân tử glyceraldehyd -3 –phosphat chuyển hóa thành pyruvat tạo 4 ATP.
-Với sự có mặt oxy- ái khí: pyruvat vào ty thể , oxh thành acetyl CoA , đi vào chu trình acid citric (krebs) và oxy hóa thành CO2 và H2O .
+Phân tử NADH tạo ra ở phản ứng 6 được chuyển vào ti thể để oxy hóa trong chuỗi hô hấp tế bào , tại đây mỗi phân tử NADH tạo 3ATP , phân tử pyruvat thành acetyl CoA cho 3 ATP , acetyl CoA oxy hóa trong chu trình citric cho 12 ATP
+Vậy thoái hóa hoàn toàn glucose trong đk ái khí cho :2+ 3x2+ 3x2 + 12x 2 = 38 ATP
Khi thiếu oxy-yếu khí: acid Pyruvic được thành lập không vào chu trình mà thoái hóa thành acid lactic. Con đường này cung cấp ít năng lượng hơn nhưng là quá trình duy nhất tạo ra năng lượng cho cơ thể khi thiếu O2.
Glucose + 2ADP+ + 2 Pi ----> 2 acid lactic + 2 ATP + 2 H2O
Ý nghĩa: + Năng lượng: Glucose-->2ATP, Glucosyl/glycogen --> 3ATP
+Tuy nhiên lao động cường độ cao --> tăng acid lactic--> ức chế thần kinh cơ, làm cho cơ thể, bắp đau nhức.
b. Sự phân hủy glycogen
Cơ và gan là nơi xảy ra quá trình thoái hóa glycogen . Ở cơ , khi tế bào hoạt động cần ATP , glycogen được thoái hóa thành G6P cho con đường đường phân . Ở gan , khi nồng độ glucose máu giảm , glycogen thoái hóa thành G6P rồi tiếp tục thành glucose để đưa vào máu: Quá trình nhờ 3 enzym :enzym phosphorylase, enzym cắt nhánh, enzym phosphoglucomutase.
Sau quá trình thoái hóa 90% gốc glucose của glycogen chuyển thành G1P và 10% chuyển thành glucose tự do
4.Các chuyển hóa ái khí đối với acid béo tự do cũng như đạm để tạo ra ATP. Hơn 95% năng lượng cho sự co cơ kéo dài được cung cấp từ nguồn chuyển hóa này. Cũng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ khi nghỉ ngơi và trong giai đoạn phục hồi sau khi co.
Lipid + O2 + ADP---- > CO2 + H2O + ATP
Sự phân giải ưa khí acid béo tạo ra nhiều năng lượng hơn phân giải glucose ưa khí vài lần. Nhưng lại cần một lượng oxy rất lớn so với phân giải glucose.
Hiện tượng nợ Oxy
- Khi cơ vận động mạch máu co giãn nở, lưu lượng máu tăng, cung cấp oxy cho cơ tăng. Sự tiêu thụ oxy cho quá trình hiếu khí.
-Trong trường hợp cơ vận động gắng sức, quá trình tái tổng hợp các nguồn năng lượng dự trữ không kịp. Sự cung cấp năng lượng trong điều kiện hiếu khí không đủ, cơ sở sử dụng Phosphocreatin và glucose qua đường hiếm khí để tạo ATP. Quá trình này tạo nhiều acid lactic.
-Việc sử dụng glucose qua đường hiếm khí có giới hạn vì acid lactic được thành lập một phần khuếch tán vào máu một phần tích tụ trong cơ vượt qua khả năng đệm của mô và làm giảm pH ở mô gây ra sự ức chế men.Khi cơ giãn , vẫn sử dụng oxy để chuyển hóa acid lactic tái lập lại ATP và Phosphocreatin đó là hiện tượng nợ oxy.
-Trị số này với trị số tiêu dùng oxy trong mức cơ bản, lượng nợ nầy có thể lớn gấp 6 lần mức tiêu thụ oxy cơ bản. Cơ có thể vận động dữ dội trong một thời gian ngắn. Trong khi vận động ít căng thẳng hơn có thể thực hiện trong một thời gian dài.
-Hiện tượng đau mỏi cơ và co cơ:
-Acid lactic coi như là sản phẩm phân giải cuối cùng của sự oxy hóa yếm khí tuyệt đối của glucid. Quá trình oxy hóa glucid yếm khí này là một quá trình oxy hóa không hoàn toàn hay là một quá trình tự lên men lactic tạo ra 2 phân tử Acid Lactic. Tuy nhiên, bình thường với độ pH trung tính của cơ thể (7,35-7,45) và sự hoạt động của hệ đêm sẽ chuyển acid thành thành lactate--- >phần lớn sẽ có mặt trong máu dưới dạng lactate. Nếu lượng acid lactic sản xuất ra vượt quá khả năng đệm của cơ thể (khi lactate >5 mmol/l) gây nên sự tích lũy H+ sẽ tạo cho tế bào cơ có tính acid và gây kích thích lên đầu mút giây thần kinh trong cơ gây nên cảm giác đau đớn.
-Khi cơ co trong quá trình vận động gắng sức việc thiếu ATP sẽ làm cho đầu myosin không hoạt hóa về vị trí sẵn sàng (bước 3 của sự co cơ) đầu myosin vẫn gắn chặt với actin ở trạng thái gập dẫn đến việc cơ luôn ở trạng thái co. Nếu hiện tượng này diễn ra ngay trong quá trình vận động gắng sức sẽ gây ra hiện tượng chụt rút.
-Tác động của xoa bóp bấm huyệt đó tạo ra kích thích làm tăng lượng oxy đến cơ nhằm giải quyết hiện tượng nợ oxi.
Tải bản world Tại đây
Bài viết còn nhiều sai sót-mong bạn đọc góp ý thêm.
Tài liệu tham khảo:
http://medicare.health.vn/cong-dong/tai-lieu/sinh-ly-co-xuong
http://phanphoihoachat.com/index.php/2559217/295263/Acid-Lactic-8825.html?url=DANH-MUC-SAN-PHAM%2F2559217%2F295263%2FAcid-Lactic-8825
http://nguyenhoangmed.vn/index.php/bai-vi-t-xet-nghi-m/91-xet-nghi-m-lactate