CÁC XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU CƠ BẢN
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
I.Sinh lý bệnh CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
1.Quá trình cầm máu trải qua 4 giai đoạn
-Giai đoạn 1: Giai đoạn thành mạch (co mạch tại chỗ).
-Giai đoạn 2: Tạo nút tiểu cầu.
-Giai đoạn 3: Tạo cục máu đông (quá trình đông máu) chia 3 giai đoạn:
-Giai đoạn 4: Co cục máu đông và tan cục máu đông
Tạo cục máu đông (quá trình đông máu) chia 3 giai đoạn:
• GĐ 1: tạo phức hợp protrombinase hoạt động thông qua 2 con đường nội sinh và ngoại sinh.
• GĐ 2: chuyển prothrombin thành thrombin
• GĐ 3: chuyển fibrinogen thành fibrin
2.Các yếu tố đông máu gồm có 13 yếu tố:
1. Yếu tố I: Fibrinogen.
2. Yếu tố II: Prothrombine (là một Protein do gan sản xuất).
3. Yếu tố III: Thromboplastin (yếu tố tổ chức do tổ chức bị tổn thương sản xuất ra).
4. Yếu tố IV: Calci
5. Yếu tố V: Proaccelerin (yếu tố không ổn định).
6. Yếu tố VII: Proconvertin (yếu tố ổn định).
7. Yếu tố VIII: Yếu tố chống Hemophilia A
8. Yếu tố IX: Yếu tố chống Hemophilia B (yếu tố Christmas)
9. Yếu tố X: Yếu tố Stuart
10. Yếu tố XI: Yếu tố chống Hemophilia C
11. Yếu tố XII: Yếu tố Hageman (yếu tố tiếp xúc)
12. Yếu tố XIII: Yếu tố ổn định Fibrin.
13. Yếu tố tiểu cầu.
Phân loại:
a.theo chức năng chia thành 2 nhóm:
1. Các enzym hay tiền enzym được tổng hợp phần lớn từ gan. Tất cả enzym này trừ yếu tố XIIa, thuộc nhóm serin protease. Bốn yếu tố II, VII, IX, X cần phải có vitamin K để tổng hợp chúng từ gan.
2. Các yếu tố thúc đẩy phản ứng enzym bao gồm:
• Proaccelerine (yếu tố V) tổng hợp từ gan
• Yếu tố chống hemophiline A (yếu tố VIII)
• Fibrinogene có trọng lượng phân tử cao đóng vai trò bề mặt của quá trình hình thành cục máu đông
b.Theo con đường đông máu:
Các yếu tố chung cho 2 con đường: I ; II; IV; V; X; XIII ;
Các yếu tố riêng của con đường Nội sinh: VIII; IX; XI; XII
Các yếu tố riêng của con đường Ngoại sinh : VII, III
II. Xét nghiệm đông máu:
Thời gian Quick (PT – Prothrombine Time)
a.Nguyên lý
Máu ra khỏi mạch, máu sẽ bị đông cũng có thể theo con đường ngoại sinh.
Protrombin rất cần thiết cho việc đông máu để cấu tạo thành trombin. Hiện tại ta chưa định lượng được chất này, mà chỉ biết giá trị của nó qua phương pháp tính thời gian quick.
b.Ý nghĩa
c.Đánh giá kết quả
-PT tính theo giây (PTs)
-PT tính theo phần trăm (PT %)
- Hệ thống ISI/INR: (International Sentivity Index/ International Nomalized Ratio) được tính theo PT bệnh/ chứng. Tỷ số INR thì không phụ thuộc vào hoá chất sử dụng do đó khách quan hơn.
Thời gian prothrombin được gọi là kéo dài: (tăng nguy cơ chảy máu) khi dài hơn thời gian chứng ít nhất 2 giây hoặc % tiêu thụ prothrombin giảm dưới 70% hoặc INR > 1.25 với điều kiện là lượng fibrinogen không giảm và huyết tương không chứa heparin.
(LS ta hay gặp các nhóm bệnh về gan, dùng chống đông, bệnh về máu, tự miễn)
- Một trong 5 yếu tố trên (YTĐM ngoại sinh) bị thiếu hụt về số lượng (do sử dụng hết trong DIC, bị kháng thể chống lại …), hoặc bất thường về mặt chức năng, hay gặp thiếu Vitamine K gây giảm tổng hợp II, VII, X tại gan
Có sự tăng đông (dẫn đến tăng sử dụng các yếu tố đông máu → thiếu hụt tương đối)
Có yếu tố ức chế hoạt động các yếu tố trên.
Có hiện tượng tiêu fibrin
Chú ý:
-INR là xét nghiệm máu, dùng để đánh giá mức độ hình thành cục máu đông khi dùng thuốc chống đông kháng vitatmin K loại COUMADIN® (warfarin natri).
- Xét nghiệm INR rất quan trọng trong việc xác định phản ứng cơ thể với Coumadin.Kiểm tra để xem cục máu đông hình thành nhanh ở mức độ nào.
-Bệnh nhân thay van tim nhân tạo tỷ số trên được duy trì trong khoảng từ 2-3.lý tưởng nhất là 2,5.
Nếu INR < 2 : tác dụng chống đông không đủ có nguy cơ tắc van do các cục máu đông
Nếu INR > 3 : tác dụng chống đông quá mức thì nguy cơ chảy máu tăng
-Tuy nhiên ở một số trường hợp cụ thể, giá trị INR khuyến cáo có thể lên đến 4,5
-Trong mọi trường hợp khi INR > 5, đều đi kèm với nguy cơ chảy máu cao.
- Ngoài ra, xét nghiệm INR còn được thực hiện:
+ Trước các thủ thuật nha khoa hoặc các ca phẫu thuật
+ Khi bắt đầu sử dụng hoặc ngừng sử dụng 1 loại thuốc điều trị bất kì
+ Khi bạn bắt đầu dùng và ngừng sử dụng các thực phẩm chức năng...
• Các yếu tố tăng tác dụng của thuốc kháng vitamin K:
-Suy gan, suy thận, suy tim
-Tăng chuyển hóa: sốt, cường giáp,...
-Tương tác thuốc: Statin, kháng proton H+, NSAIDs,...
• Làm giảm tác dụng của thuốc kháng vitamin K:
-Mang thai, suy giáp,..
-Thuốc: estrogen, Progestin, vitamin K,....
• Thực phẩm giàu vitamin K-hạn chế dùng chung với thuốc chống đông:
-rau cải các loại, rau riếp, rau dền, hẹ sống, hành lá, chè xanh, dầu đậu nành, gan các loại,...
II. APTT (activated partical thrombopastin time).
-Thời gian đông của huyết tương sẽ phụ thuộc vào các yếu tố của con đường nội sinh : XII, XI, IX, VIII, X, V, II, và I.
-Thực hiện: tính thời gian đông của mẫu máu chống đông bằng Natri oxalate, citrate, sau đó cho thêm các yếu tố giống yếu tố 3 tiểu cầu và hoạt hóa XII
-Đánh giá kết quả
APTT bình thường từ 25-33 giây, ngắn hơn là biểu hiệu tăng đông, kéo dài là giảm đông
So sánh APTT bệnh nhân và nhóm chứng ta có tỷ lệ APTT (rAPTT)
-Ý nghĩa
Nếu r APTT > 1.25 hoặc APTT kéo dài hơn chứng trên 8 giây là biểu hiện giảm đông (giảm yếu tố đông máu nội sinh). Do:
+Tình trạng này do thiếu hụt yếu tố có thể bẩm sinh (hemophilia)
+Yếu tố đông máu đã bị tiêu thụ (hội chứng đông máu rải rác)
+Suy gan nặng không tổng hợp được yếu tố
+Cũng có thể do trong máu có chất ức chế đông máu nội sinh
+APTT kéo dài khi điều trị bằng heparin (loại heparin – tiêu chuẩn).
Nếu < 0.8 là biểu hiện tăng đông: gặp trong DIC giai đoạn 1 do có hiện tượng tăng đông
III. Thời gian Thrombin (TT – Thrombine Time):
-Thời gian thrombin là thời gian đông khi cho thrombin vào huyết tương .
-Mục đích xét nghiệm này là đánh giá fibrinogen – yếu tố cuối cùng của đông máu.
-Nó thăm dò 2 bước đầu tiên của sự hình thành fibrin: hoạt động tiêu protein của thrombin và polymer hóa, nhưng không phụ thuộc yếu tố XIII. Thời gian thrombin nhạy cảm với heparin và những chất ức chế thrombin.
Thời gian thrombin phản ánh tốc độ tạo thành fibrin: do thrombin chuyển fibrinogen thành fibrin – dùng thăm dò giai đoạn 3.
Thời gian thrombin thay đổi tuỳ theo:
• Tỷ lệ fibrinogen máu
• Sự có mặt trong huyết tương các chất ức chế thrombin (như heparin) hay có các chất ức chế sự trùng hợp của fibrin (như các sản phẩm thoái hoá của fibrinogen).
Đánh giá kết quả
TT: 12-15 giây. (Kéo dài khi bệnh lớn hơn chứng 3-5 giây)
Tỷ lệ TT (rTT) được tính theo TT của bệnh nhân/ nhóm chứng)
Thời gian kéo dài (hoặc tỷ lệ TT > 1.25) khi:
Giảm fibrinogen do không tổng hợp được hoặc do tăng sử dụng quá mức
Có sự tăng thoái hóa fibrin
Phân tử Fibrinogen bất thường.
Có chất chống đông loại kháng thrombin (heparin hay một số chất trung gian như PDF)
Thời gian giảm khi có hiện tượng tăng đông.
IV.Định lượng fibrinogen
Fibrinogen (yếu tố I) là một protein được tổng hợp tại gan. Nó được dùng trong quá trình đông máu.
Ý nghĩa:
Kết quả bình thường từ 2 – 4 g/l
Fibrinogen tăng trong:
• Nhiễm khuẩn cấp tính.
• Bệnh Hodgkin, sarcom, bệnh bạch cầu tủy mạn, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh collagenose.
• Viêm thận mạn tính, trạng thái nghẽn mạch..
Fibrinogen giảm có thể do tiêu thụ (đông máu rải rác giai đoạn 3), tiêu fibrin (tiêu sợi huyết), xơ gan hay mắc bệnh không có fibrinogen.
N
|
Xét nghiệm
|
B.Lý có thể gặp
| |||
PT
|
APTT
|
TT
|
PRT
| ||
1
|
Bình thường
|
Bình thường
|
Bình thường
|
Bình thường
|
-Bệnh lý chức năng tiểu cầu
-Bệnh lý đông máu do mạch máu
-Thiếu yếu tố XIII
-Đông máu bình thường
|
2
|
Dài
|
Bình thường
|
Bình thường
|
Bình thường
|
-Thiếu hụt yếu tố II, V, VII, X
-Mới dùng các thuốc chống đông kháng vitamin K
-Kháng đông đường ngoại sinh (kháng prothrombinase hoặc kháng đặc hiệu yếu tố đông máu)
-Bệnh gan
|
3
|
Bình thường
|
Dài
|
Bình thường
|
Bình thường
|
-Thiếu hụt yếu tố VIII, IX, XI, XII, prekalikrein, HMWK, V, X
-Bệnh von Willebrand
-Có kháng đông lưu hành (kháng đặc hiệu yếu tố đông máu họăc kháng phospholipid
|
4
|
Dài
|
Dài
|
Bình thường
|
Bình thường
|
-Thiếu vitamin K
-Dùng thuốc chống đông đường uống
-Thiếu hụt II, V, X
|
5
|
Dài
|
Dài
|
Dài
|
Bình thường
|
-Đang sử dụng heparin
-Bệnh gan
-Thiếu fibrinogen
-Tăng tiêu hủy fibrin
|
6
|
Bình thường
|
Bình thường
|
Bình thường
|
Giảm
|
-Giảm tiểu cầu
|
7
|
Dài
|
Dài
|
Bình thường
|
Giảm
|
-Truyền nhiều máu lưu trữ lâu ngày
-Bệnh gan
|
8
|
Dài
|
Dài
|
Dài
|
Giảm
|
-Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)
-Bệnh gan cấp
|
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI