MÔ THẦN KINH
Tải bản word: Tại đâyTài liệu tham khảo:
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
1. Sinh lý hệ thần kinh: Tải
2.Giải phẫu hệ thần kinh: Tải
3.Mô thần kinh:Tải
4. Hệ thần kinhTải
I. Định nghĩa:
Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh chính thức (nơron), và tế bào thần kinh đệm. Mối liên hệ giữa hai loại tế bào này khác biệt nhau giữa hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi.
Về nguồn gốc, mô thần kinh được hình thành từ ngoại bì phôi.
II. Vi thể:
nguồn:internet |
1. Nơron:
Nơron cấu tạo gồm 3 phần:
+1 thân
+1 sợi trục dẫn truyền ly tâm
+ Nhánh gai: Tùy thuộc vào loại noron mà có số lượng khác nhau, dẫn truyền hướng tâm.
Nhánh gai và sợi trục thực chất là những phần kéo dài ra từ thân nơron.
a)Thân noron:
-Thân nơron chứa nhân và phần lớn bào tương.
-Hình dạng và kích thước của thân nơron, cũng như số lượng và cách sắp xếp các nhánh nơron rất thay đổi.
-Thân có hình đa giác với mỗi góc là nơi xuất phát ra một nhánh nơron. Nhân lớn, sáng, chứa ít chất dị nhiễm sắc, có nhiều hạch nhân to.Trong bào tương có nhiều cấu trúc ưa bazơ, gọi là các thể Nissl.
b) Sợi trục:
-Sự dẫn truyền đi theo chiều ly tâm từ thân tế bào đến cúc tận cùng và chỉ có duy nhất một sợi trục.
-Hầu hết các nhánh trục bao bọc bởi bao myelin( bao chất béo) và tạo nên chất trắng của hệ thần kinh. Chất trắng được chia thành các bó, khi các sợi trong 1 bó cùng điểm xuất phát, cùng điểm tận cùng và cùng dẫn truyền 1 loại xung động thì được gọi là dải.
-Những bó chất trắng (sợi trục) ở thần kinh ngoại vi còn gọi là dây thần kinh, và được bọc thêm bao schwann. (bao schwann ở ngoài và bao myelin ở trong)
-Phần tận cùng của sợi trục thường phình lên gọi là cúc tận cùng. hiếm khi phân nhánh, bên trong cũng chứa các siêu ống và siêu sợi thần kinh, lưới nội bào trơn và các ty thể nhưng không có lưới nội bào hạt và các ribôsôm tự do.
-Điểm đặc trưng của sợi trục là bên trong cúc tận cùng có chứa nhiều túi nhỏ gọi là túi synap.
c)Nhánh gai:
-Ở sợi nhánh gai, sự dẫn truyền đi theo chiều hướng tâm từ phần đầu sợi nhánh đến thân nơron.
-Các nhánh gai thường không được bọc bởi bao myelin.
-Mỗi nơron thường có nhiều nhánh gai.
-Trong cơ thể, hầu hết nơron có nhiều sợi nhánh, một số khác chỉ có một sợi nhánh, hoặc không có sợi nhánh nào. Từ đó nơron có thể phân thành:
+Nơron đa cực: có một sợi trục và hai hoặc hơn hai nhánh gai. Hầu hết nơron trong cơ thể thuộc loại nơron đa cực.
+Nơron hai cực có một sợi trục và một sợi nhánh, ví dụ: tế bào hai cực ở võng mạc thị giác.
+Nơron một cực chỉ có trong thời kỳ phôi thai. Ở cơ thể trưởng thành chỉ có nơron một cực giả, đó là tế bào chữ T ở hạch gai. Tế bào này có một đoạn chung giữa sợi trục và sợi nhánh nên ta có cảm giác như một cực.
SỢI NHÁNH
|
SỢI TRỤC
| |
DẪN TRUYỀN
|
Hướng tâm
|
Ly tâm
|
SỐ LƯỢNG/TẾ BÀO
|
Nhiều
|
Duy nhất
|
PHÂN NHÁNH
|
Nhiều
|
Hiếm
|
SIÊU ỐNG, SIÊU SỢI THẦN
KINH
|
(+)
|
(+)
|
RIBOSOME, LNBH
|
(+)
|
(-)
|
TÚI SYNAP
|
(-)
|
(++)
|
2. Synap:
-Synap được xem như một khớp thần kinh, đảm bảo sự dẫn truyền luồng thần kinh từ nơron này sang nơron khác hoặc sang một tế bào đáp ứng (VD: cơ,..).
-Cấu tạo synap gồm 2 phần, phần tiền synap và phần hậu synap, ngăn cách nhau bằng một khoảng hẹp từ 20 đến 30 nm gọi là khe synap.
+Phần tiền synap luôn luôn là cúc tận cùng của sợi trục, bên trong chứa nhiều túi synap.
+Phần hậu synap là 1 vùng đặc biệt trên màng tế bào của nơron hoặc của tế bào cơ.
-Phân loại:
+Tùy theo cấu trúc: người ta phân biệt ba loại:
synap trục-nhánh
synap trục-thân
synap trục-trục
Ngoài ra, còn có thể gặp synap nhánh-nhánh, synap nhánh-thân, synap thân-thân.
+Về mặt chức năng:
synap hưng phấn
synap ức chế.
+Về mặt cơ chế dẫn truyền:
synap hóa học (xung động thần kinh được truyền nhờ chất trung gian trong túi synap).
synap điện: Synap điện có khe synap rất hẹp (2-4 nm) và phần tiền, hậu synap có cấu tạo đối xứng,có những điểm hòa màng cho phép các ion đi từ tiền sang hậu synap.
Một số synap được coi là synap hỗn hợp vừa dẫn xung động thần kinh nhờ cơ chế điện tại vùng có khe synap hẹp, vừa dẫn bằng các chất trung gian ở phần có khe synap rộng hơn và có túi synap ở tiền synap.
3. Tế bào thần kinh đệm:
-Tế bào thần kinh đệm không có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh, nhưng quan hệ với các nơron rất chặt chẽ. Có khả năng chống đỡ và nuôi dưỡng cho các tế bào thần kinh chính thức.
-Khác với nơron, tế bào đệm còn khả năng sinh sản trong suốt đời sống và cũng có nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh.
a. Tế bào thần kinh đệm ngoại vi:
-Tế bào vỏ bao: thường thấy trong hạch thần kinh, có kích thước nhỏ, nhân đậm hình bầu dục, bào tương ít, khó thấy được dưới kính hiển vi quang học.
-Tế bào Schwann: tất cả các sợi thần kinh của hệ thần kinh ngoại biên đều được bao bọc bởi các tế bào Schwann.
+Sợi thần kinh không myelin: sợi trục hoặc sợi nhánh của nơron ấn lõm bào tương của tế bào Schwann. Một tế bào Schwann có thể bao bọc một hoặc nhiều nhánh nơron.
+Sợi thần kinh có myelin: là những sợi trục được bọc bởi hai lớp, do tế bào Schwann tạo nên. Màng tế bào Schwann cuộn dính nhiều vòng quanh nhánh nơron tạo thành bao myelin có cấu trúc vân trên thiết đồ cắt ngang có một hệ thống các vòng đậm màu bao quanh một sợi trục, các đường đậm này tương ứng với hai mặt trong của màng tế bào đã áp dính vào nhau; đôi khi đường đậm này bị phá vỡ tại vài chỗ do còn sót lại một ít bào tương của tế bào Schwann. Mỗi tế bào Schwann chỉ tạo được bao myelin cho một đoạn sợi trục sẽ bị ngắt quãng(quãng Ranvier). Tạo thành các nút Ranvier là nơi không có bao myelin và là nơi tiếp giáp của hai tế bào Schwann. Tại đây sợi trục có thể trao đổi trực tiếp với môi trường xung quanh, tạo nên hiện tượng khử cực nhảy cóc. Do đó, tốc độ dẫn truyền xung động của sợi thần kinh có myêlin nhanh gấp hàng chục - trăm lần so với sợi không myêlin.
b. Tế bào thần kinh đệm trung ương:
-Tế bào sao: là tế bào nâng đỡ của hệ thần kinh trung ương, thân cho ra nhiều nhánh bào tương. Có hai loại:
+Tế bào sao loại xơ, nằm trong chất trắng, từ thân mọc ra các nhánh dài và mảnh.
+Tế bào sao nguyên sinh trong chất xám, thân có các nhánh to và ngắn.
Phức hợp tế bào sao - nơron - mao mạch được xem là cơ sở hình thái của hàng rào máu – não: có chức năng ngăn cách nơron với dòng máu, bảo vệ mô thần kinh khỏi các chất độc, độc tố vi khuẩn, duy trì tính hằng định của dịch gian mô thần kinh. Như vậy, tế bào sao chỉ tham dự vào sự trao đổi chất giữa các nơron và mạch máu.
-Tế bào ít nhánh: có kích thước nhỏ, nhân đậm và có ít nhánh bào tương. Tế bào ít nhánh tạo ra bao myelin cho các nhánh nơron của hệ thần kinh trung ương, tương tự tế bào Schwann trong hệ thần kinh ngoại vi. Điểm khác biệt là một tế bào ít nhánh có thể cùng lúc tạo bao myelin cho nhiều nhánh nơron, còn mỗi tế bào Schwann chỉ tạo được bao myêlin cho một nhánh nơron.
-Tế bào biểu mô nội tủy: giới hạn mặt lòng của ống nội tủy và các não thất. Trên nóc các não thất, các tế bào biểu mô nội tủy được biến đổi thành tế bào tuyến, phủ lên các nếp gấp có chứa nhiều mạch máu, tạo thành đám rối màng mạch: có chức năng sản xuất ra dịch não tủy lưu thông trong các não thất và các khoang dưới màng nhện, giữ cho não bộ khỏi bị các chấn thương do va đụng.
-Vi bào đệm: là những tế bào nhỏ, nhân đậm hình bầu dục, các nhánh bào tương phân nhánh rất phong phú. Vi bào đệm có khả năng di động và thực bào, nằm rải rác trong chất trắng và chất xám của hệ thần kinh trung ương.
III. Các loại noron
1. Noron cảm giác:
-Thân của các noron ở hạch cảm giác của các dây thần kinh sọ não và thần kinh sống. Các nhánh gai đi ra ngoại vi và tận cùng là các recepter cảm giác nằm ở da, niêm mạc,.. Các sợi trục chạy về tủy sống và não.
2. Noron vận động:
-Thân nằm ở nhân vân động thần kinh sọ và thần kinh sống(noron vận động dưới), chúng tiếp nhận xung động từ noron nằm ở đại não (noron vận động trên) đi xuống.
-Sợi trục đi tới cơ.
3. Noron liên hợp
-Nằm trong não và tủy sống, chiếm tới 90% số noron của thần kinh trung ương. Chúng nằm giữa các nowrron cảm giác và các noron vận động, đóng vai trò trung tâm tích hợp.
IV. Cung phản xạ:
Môt cung phản xạ đầy đủ gồm 5 thành phần:
1. Bộ phận tiếp nhận cảm giác: là đầu tận cùng của các nhánh gai hoặc các tế bào cảm thụ đặc biệt liên hệ với đầu tận cùng của nhánh gai.
2. Noron cảm giác
3. Noron liên hợp: số lượng thay đổi theo mức độ phức tạp của phản xạ.
4. Noron vận động
5. Bộ phận thực hiện đáp ứng phản xả (cơ hoặc tế bào tuyến)
Phản xạ đơn giản nhất:noron cảm giác liên hệ thẳng với noron vận động không có noron trung gian.
V. Sự thoái hóa và tái tạo thần kinh:
- Khi nhánh trục và các bao bị đứt -->đoạn nhánh trục và bao myelin ở sau chỗ đứt bị thoái hóa.
-Nếu các đầu chỗ đứt áp sát vào nhau, đầu của bao schwann liền lại thành 1 ống rỗng: đoạn nhánh trục ở trước chỗ đứt sẽ dài ra tiến vào ống, bao schwann tạo nên bao myelin mới và nhánh trục được tái sinh.
-Nhánh trục trong thần kinh trung ương không được tái sinh do không có bao schwann.
VI. Sự phân chia hệ thần kinh:
-Sẽ có bài mới sớm nhất.Theo dõi blog: kienthucykhoacuatoi.blogspot.com để biết thêm chi tiết-