Tư duy xuất sắc+Tay nghề thành thạo+Trái tim nhân hậu=Thầy thuốc

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG


HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG



I.Khái niệm cơ bản của âm dương:
 -khái niệm Âm dương bắt đầu từ bát quẻ và 64 quẻ của Kinh dịch. Que dịch do hào âm(--) và hào dương( _ ) tạo thành. Vì vậy âm dương bắt đầu từ que dịch.
-Âm-Dương là khái quát 2 thuộc tính đối lập của sự vật hiện tượng quan hệ với nhau trong vũ trụ.
            Ban đầu hàm nghĩa rất đơn giản: Hướng hay không hướng về mặt trời.  Như mặt hướng về mặt trời thuộc Dương,  Lưng không hướng về mặt trời thuộc âm,...  Về sau khái niệm này  phát triển rộng hơn:

Phàm là vận động, hướng ra ngoài,lên trên, ôn nhiệt, vô hình, sáng, hưng phấn,...
Là dương
Tương đối tĩnh lặng, hướng vào trong, xuống dưới, hàn lạnh, hữu hình, tối, ức chế...
Là âm

-Ví Dụ:
Trời thuộc dương đất thuộc âm
Vì khí trời nhẹ sạch hướng lên trên thuộc +
Khí đất đục nặng hướng xuống dưới nên thuộc -
Thủy thuộc âm, hỏa thuộc dương
Thủy tính hàn , nhuận hạ thuộc âm
Hỏa tính nhiệt mà viêm thượng thuộc dương
Xét vận động “Dương hóa khí, âm thành hình”
Quá trình vật chất từ hữu hình trưng cuộn khí hóa thành vô hình thuộc dương
Quá trình từ khí vô hình ngưng tụ thành vật chất hữu hình thuộc âm

-Tuy nhiên:
+ thuộc tính âm dương của sự vật không phải là tuyệt đối mà là tương đối. Tính tương đối một mặt biểu hiện hai mặt âm dương do thông qua so sánh mà phân thành, như vậy đơn thuần 1 sự vật không thể định âm dương, mà cần 2 sự vật để so sánh với nhau.
VD: Nước 60oC so với nước 10oC là dương. Nhưng so với nước 100oC thì nước 60oC lại là âm.

-Trong âm dương lại có âm dương: Do một sự vật bất kỳ đều có thể khái quát thành 2 loại âm và dương và nội bộ sự vật đó lại có thể phần thành 2 mặt âm và dương--> “Âm dương một mà phân thành hai”.

VD:
Ban ngày là dương
Ban đêm là âm
Nhưng so sánh buổi sáng và buổi chiều của ban ngày thì:
Buổi sáng là ơngà Dương trong dương
Trước nửa đêm và sau nửa đêm của ban tối
Trước nửa đêm là dươngà dương trong âm
Buổi chiều là âmà Âm trong dương
Sau nữa đêmà âm trong âm

II. Học thuyết âm dương:
          Các quy luật vận động của âm dương là nội dung cơ bản của học thuyết âm dương. Đó là sự vật luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hóa để phát sinh, phát triển và tiêu vong.

III. Các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương:

1. Âm dương giao cảm:
      -Là 2 khí âm và dương trong quá trình vận động không ngừng chúng cẩm ứng và giao hội với nhau.
      -Âm dương giao cảm là điều kiện căn bản để vạn vật hóa sinh. Nếu không cảm ứng, không giao hội thì không thể sinh ra một sự vật hay 1 cá thể mới. Vì thế chính nhờ có giao cảm của 2 khí trời đất, kết hợp với tinh 2 giới đực, cái mà vạn vật hữu hình mới có khả năng sinh sản và sinh trưởng.
2.Âm dương đối lập và chế ước nhau:
      -Đối lập tức là tương phản như trên/ dưới, trời/đất, tĩnh/động,....
      -Chế ước (khống chế ): Do âm dương tương phản dẫn đến âm dương chế ước lẫn nhau làm cho sự vật đạt được trạng thái cân bằng động.
VD: + Ôn nhiệt có thể trừ tán hàn lạnh, thủy có thể diệt hỏa, hỏa có thể làm thủy bay hơi hóa thành khí,...    
        + Hưng phấn thuộc dương, ức chế thuộc âm: cả 2 chế ước lẫn nhau từ đó duy trì trạng thái cân bằng động của cơ thể.

3. Âm dương hỗ căn, hỗ dụng:
      -Âm dương hỗ căn chỉ: 2 mặt âm dương của sựu vật hiện tượng đối lập nhau lại có quan hệ dựa vào nhau (Đều không thể thoát ly phần kia để tồn tại độc lập) , có nguồn gốc từ nhau (Mỗi phần đều tồn tại nhờ phần đối lập kia làm điều kiện hay tiền đề cho sự tồn tại của mình).
VD: Có đồng hóa thì mới có dị hóa và ngược lại có dị hóa thì mới có đồng hóa,....
      -Âm dương hỗ dụng: Chỉ 2 mặt không ngừng tương sinh, thúc đẩy, trờ giúp lẫn nhau.
VD: âm tàng tinh nhưng cấp thời, dương bảo vệ nhưng bảo thủ: là âm tinh tàng trong cơ thể nhưng thường xuyên hóa sinh thành dương khí, dương khí bảo vệ bên ngoài lại giữ gìn âm tinh bên trong không cho ra ngoài.    

4. Âm dương tiêu trưởng:    
      -Tiêu là thu nhỏ lại, trưởng là gia tăng âm dương tiêu trưởng nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương và chỉ là một quá trình âm dương biến hóa mà nguyên lý căn bản gây ra quá trình này là quá trình đối lập, chế ước, hỗ căn, hỗ dụng lẫn nhau của âm dương. Bao gồm 4 hình thức:

a.Mặt này trưởng mặt kia tiêu:
      Âm trưởng dương tiêu, dương trưởng âm tiêu do sự chế ước tương đối mạnh mà thành. Bình thường âm dương đối lập chế ước nhau, thế 2 bên đều tạo ra cân bằng động, nếu vì lý do nào đó một bên tăng trưởng cường thịnh thì tất chế ước mạnh bên kia làm cho đối phương giảm sút.

b. Mặt này tiêu mặt kia trưởng:
     Âm tiêu dương trưởng, dương tiêu âm trưởng do chế ước bất cập mà thành. Âm dương chế ước lẫn nhau để dẫn đến thăng bằng, nếu 1 bên nào đó bất túc, không còn chế ước được bên kia, tự nhiên làm cho đối phương mạnh lên vượt trội hơn.

c. Mặt này trưởng mặt kia cũng trưởng:
      Âm trưởng dương trưởng, dương trưởng âm trưởng do hỗ căn, hỗ dụng thích đáng mà thành. Một mặt phát triển tốt sẽ là tiền đề cho đối phương phát triển theo. Trên lâm sàng sử dụng phương pháp bổ khí ( thuộc dương) sinh huyết( thuộc âm), bổ huyết dưỡng khí, trong dương cầu âm, trong âm cầu dương.

d. Mặt này tiêu mặt kia cũng tiêu:
      Âm tiêu dương tiêu, dương tiêu âm tiêu. Do sự hỗ căn, hỗ dụng bất cập mà thành. Bất kỳ 1 mặt nào hư nhược không đủ sức giúp đối phương sinh trưởng, nên làm cho bên còn lại sẽ nhanh chóng suy yếu. Lâm sàng thường thấy: khí hư dẫn đến huyết hư, huyết hư dẫn đến khí hư.


5. Âm dương bình hành:
     - Âm dương tiêu trưởng ổn định trong một phạm vi nhất định, không vượt qua giới hạn cho phép gọi là bình hành.
         +Như trong một năm: Mùa xuân dương trưởng âm tiêu, Mùa hè dương thịnh hiển nhiên từ âm, mùa thu âm trưởng dương tiêu, mùa đông âm thịnh rõ ràng từ dương.
         + Một ngày : sáng là dương trưởng âm tiêu, trưa dương thịnh, chiều âm trưởng dương tiêu, tối thì âm thịnh. Con người cũng vậy.
 Nếu sự tiêu trưởng thái quá thì sự cân bằng bị phá hoại tất tai hại. Như quá lạnh, quá nóng,.....

6. Âm dương chuyển hóa:
      -Nó là 1 hình thức vận động cơ bản của âm dương.
      -Sự vận động tiêu trưởng của 2 mặt âm dương phát triển đến giai đoạn nhất định, nội bộ âm dương xuất hiện đảo ngược sẽ làm thuộc tính sự vật phát sinh biến quá Nên chuyển hóa là kết quả của tiêu trưởng. Nếu âm dương tiêu trưởng là quá trình lượng biến ( hiểu đơn giản thay đổi về số lượng) thì âm dương chuyển hóa là quá trình chất biến trên cơ sở lượng biến(số lượng biến đổi đến 1 mức độ sẽ làm tính chất ban đầu của sự vật bị biến đổi).
      -Để giải thích cho quá trình chuyển hóa ( như hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn). Dựa vào quy luật phát sinh phát triển của sự vật “ Sinh, hóa, cực, biến”, không có 1 sự vật nào trong quá trình vận động và biến hóa không ngừng lại có thể dừng lại không chuyển hóa. Sự vật bắt đầu từ nhỏ thành lớn, từ thịnh mà suy, 1 sự vật phát triển đến cực điểm tất sẽ chuyển hóa theo hướng ngược lại với nó.
      -Sự chuyển hóa biểu hiện qua 2 hình thực:
            + Tiện biến ( biến từ từ): như trong 4 mùa xuân, hạ, thu, động. Trong 1 ngày sáng tối đều là chuyển hóa từ từ.
            +Đột biến (biến ngay tức thì); Chuyển lạnh hoặc bão tuyết giữa mùa hè nắng nóng,...
      -Trong quá trình phát triển bệnh tật âm dương chuyển hóa trong những điều kiện nhất định và nó có thể gây ra hiện tượng “chân giả”.
            +Khi phát triển đến nhiệt cực, do chính khí của cơ thể hao tổn quá nhiều , đột nhiên xuất hiện mặt trắng bạc, tứ chi quyết lạnh, tinh thần mệt mỏi,... Chân nhiệt giả hàn.
            +Bênh nhân khác hàn ẩm ngăn trở bên trong, bản chất thuộc chứng hàn, nhưng hàn ẩm đình lâu hoặc dùng thuốc không đúng, hàn ẩm có thể hóa nhiệt chuyển thành dương chứng-->chân hàn giả nhiệt.

TÓM LẠI:
      -Giao cảm, đối lập, chế ước, hỗ căn, hỗ dụng, tiêu trưởng, bình hành, chuyển hóa của âm dương đều từ góc độ khác nhau nói về quan hệ giữa âm dương với nhau liên quan đến quy luật vận động của nó.
      -Âm dương giao cảm là tiền đề cơ bản quan trọng nhất.  Âm dương giao cảm sinh vạn vật, không có giao cảm không có thế giới, các quy luật khác cũng phải từ đó mà bàn luận.
-Đối lập và chế ước là quy luật phổ biến nhất. Trong nội bộ sự vật thông qua đối lập và chế ước của nhau để đạt đến cân bằng.
      -Hỗ căn, hỗ dụng là âm dương dựa vào nhau mà tồn tại, thúc đẩy lẫn nhau không thể phân dời.
(Đối lập chế ước, hỗ căn hỗ dụng là nguyên lý căn bản nhất trong học thuyết)
      -Tiêu trưởng là hình thức vận động của âm dương trong phạm vi nhất định sẽ tạo nên cân bằng động.
      -Chuyển hóa lẫn nhau là một hình thức cơ bản của âm dương vận động, là kết quả của âm dương tiêu trưởng.
--> sự vân động của âm dương là vĩnh cữu, cân bằng chỉ là tương đối. Và sự cân bằng tương đối đó ảnh hưởng đến vạn vật trong thế giới. Bệnh tật sinh ra cũng do mất cân bằng âm dương mà ra.
Share:

Bài đăng phổ biến

facebook

Tìm kiếm Blog

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

Cách download tài liệu