SINH LÝ
I. Định nghĩa HA:-Là áp suất của máu trong ĐM.
-Máu chảy được trong lòng mạch là kết quả của 2 lực: lực đẩy máu của tim >< lực cản của thành mạch, vì lực đẩy của tim thắng lực cản của thành mạch --> máu chảy được trong lòng mạch với áp suất và tốc độ nhất định.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến HA:
P = Q * f
-Yếu tố từ timLưu lượng tim Q= Qs * f ( V tâm thu * tần số)
Khi Qs tăng > lưu lượng tim tăng --> THA
Khi tần số tăng > lưu lượng tim tăng --> THA
Trong trường hợp:
f <50: nhưng HA không giảm do Qs tăng (người luyện tập thể thao).
f > 140l/p: tâm trương ngắn không đủ thời gian cho máu về tim V tâm thu giảm HA giảm.
-Yếu tố của máu
+Thể tích máu giảm > lưu lượng tim giảm --> HA giảm.
+Độ quánh của máu: do protein quyết định:
Giảm:sức cản ngoại vi giảm > HA giảm: thiếu/mất máu nhiều, thiếu protein huyết,....
Tăng:tiêu chảy nhẹ, tăng HC bất thường, bỏng nặng tăng sức cản ngoại vi THA.
Một số TH tiêu chảy nặng, nôn mửa nhiều độ quánh máu tăng nhưng V máu giảm HA vẫn giảm.
-Yếu tố của mạch
+Mạch co nhỏ lại--> tăng sức cản ngoại vi--> tăng HA.
+Độ đàn hồi của mạch máu kém(trương lực kém)--> tăng sức cản ngoại vi --> tăng HA.
-Các yêú tố khác:
+Tuổi ~ HA tăng
+Trọng lực khi đứng thẳng: HA đm cao hơn tim < HA đm thấp hơn tim.
+Chế độ ăn: ăn nhiều đạm, ăn mặn HA tăng.
+Nhịp sinh học: HA thường hạ vào sáng sớm, tăng dần về trưa và giảm dần về chiều.
+Vận động: khi hoạt động HA tăng sau đó trở về bình thường.
III.Điều hòa HA:
Được điều hoà bằng hai cơ chế là cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
1.Cơ chế thần kinh:
-Cơ chế thần kinh có tác dụng điều hoà nhanh HA động mạch trở về mức bình thường.
a. Thần kinh nội tại:
-Động mạch có một hệ thống thần kinh nội tại có khả năng vận mạch. Cắt một đoạn động mạch trong dung dịch sinh lý thì thấy động mạch vẫn giữ được một phần trương lực và có những đợt co giãn nhịp nhàng.
b. Hệ thần kinh tự chủ:
-Tác dụng điều hoà HA của hệ thần kinh chủ yếu thông qua hệ thần kinh tự chủ, mà trong đó hệ thần kinh giao cảm đóng vai trò rất quan trọng.