Tư duy xuất sắc+Tay nghề thành thạo+Trái tim nhân hậu=Thầy thuốc

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM TRÙNG VÀ TRUYỀN NHIỄM

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM TRÙNG VÀ TRUYỀN NHIỄM


Lưu ý khi dùng  “nhiễm trùng”“nhiễm khuẩn”:
   - “Nhiễm trùng” (infection ): Vi sinh vật (có thể vi khuẩn, virut, ký sinh trùng,...) xâm nhập  vào cơ thể gây bệnh và cơ thể đáp ứng lại tác nhân gây bệnh đó.
   - “Nhiễm khuẩn”: Đề cập đến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh và cơ thể đáp ứng lại việc gây bệnh của vi khuẩn đó.Tương tự có “nhiễm virut”, “Nhiễm ký sinh trùng”,...
-->Như vậy “nhiễm trùng” sẽ bao quát hơn “nhiễm khuẩn”, tuy nhiên một số tác giả sử dụng “nhiễm trùng” và “nhiễm khuẩn” tương đương nhau.
(bạn đọc cần lưu ý)
Bạn đọc có ý kiến khác xin để lại comment dưới!




Tải bản PDF đầy đủ: Tải về
CHIA SẺ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
Tài liệu tham khảo:

A.NHIỄM TRÙNG
I.Định nghĩa:
   - Nhiễm trùng là sự xâm nhậpsinh sản trong mô  của các vi sinh vật gây bệnh dẫn tới sự xuất hiện hoặc không xuất hiện bệnh nhiễm trùng.
(cơ thể>hệ thống cơ quan >cơ quan >mô> tế bào >phân tử. Mô là một tập hợp tế bào (cùng chất gian bào) cùng nhau thực hiện 1 chức năng nào đó .)

   - Như vậy chỉ có sự xâm nhập và sinh sản của VSV ở trong các mô của cơ thể mới được coi là bị nhiễm trùng. Những vi sinh vật ký sinh trong cơ thể nhưng không xâm nhập vào mô thì không gọi là nhiễm trùng.
   - Phần lớn VSV ký sinh không gây bệnh . Một số cần thiết cho cơ thể --> gọi là VSV cộng sinh.Nhưng một số khi gặp điều kiện thuận lợi (sự đề kháng của cơ thể suy giảm,..) ---> chúng lại gây bệnh --> gọi là các VSV gây bệnh cơ hội.

II. Các hình thái nhiễm trùng:
Có 2 trạng thái:
1.Nhiễm trùng không gây rối loạn cơ chế điều hòa của cơ thể:
   - Vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, vì lí do nào đó không trực tiếp kích thích được cơ quan nhận cảm nên không gây được rối loạncơ chế điều hoà.2.Nhiễm trùng có gây rối loạn cơ chế điều hòa:
   - Cơ quan cảm nhận bị kích thích và gây rối loạn cơ chế điều hòa.Có thể biểu hiện các thể sau:
          (1)Bệnh nhiễm trùng:xuất hiện các triệu chứng trong hội chứng nhiễm trùng (Sốt, đau, thương tổn, viêm,... ) và tìm thấy VSV gây bệnh trong các bệnh phẩm. Chia làm 2 loại:
                  + Nhiễm trùng cấp tính:Triệu chứng rỗ rệt, rầm rộ, diễn biến trong thời gian ngắn rồi khỏi hoặc tử vong, cũng có thể chuyển thành mạn.
                  + Nhiễm trùng mạn tính: Triệu chứng không rõ, không rầm rộ nhưng kéo dài. Loại này thường do các VSV  ký sinh trong tế bào: lao, hủi, lậu,...
           (2)Nhiễm trùng thể ẩn: (thường gặp hơn bệnh nhiễm trùng) VSV xâm nhập vào tế bào, tổ chức của cơ thể nhưng không có biểu hiện lâm sàng, thường không thấy VSV trong bệnh phẩm, nhưng có thể có thay đổi trong công thức máu và miễn dịch.
 
          (3)Nhiễm trùng tiềm tàng:VSV  tồn tại ở một số cơ quan nhưng không gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi(giảm đề kháng, thiếu dinh dưỡng,..) thì nó sẽ gây bệnh cho cơ thể.VD: Lao: tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lao rất cao nhưng đa số không bị bệnh lao, khi sức đề kháng giảm--> dẫn đến bị bệnh lao.
           (4)Nhiễm trùng chậm: là nhiễm trùng mà thời gian ủ bệnh thường rất dài. VD: HIV, virus dại, điển hình100% trẻ em bị thủy đậu do VR Herpes, tuy đã khỏi nhưng VR này vẫn cư trú ở hạch thần kinh giao cảm khi suy giảm miễn dịch,... thủy đâu-Zona lại xuất hiện.
III.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiễm trùng:
Có 3 yếu tố:
       (1)Vi sinh vật gây bệnh
       (2)Tính chất phản ứng của cơ thể( đối tượng cảm thụ)
       (3)Yếu tố ngoại cảnh (môi trường).
1.Vi sinh vật gây bệnh:Là yếu tố trực tiếp quan trọng.Khả năng gây bệnh của từng loại vi sinh vật tuỳ thuộc vào :
                    Độc lực: Là sức gây bệnh.
                  
 Số lượng
                  
 Đường xâm nhập
 a.Độc lực:
   - Sức gây bệnh có thể nhiều hay ít, nặng hay nhẹ.
   - Không phải cố định,Khi mới bị bệnh thường có độc lực cao, sau nhiều lần lặp lại thì độc lực giảm dần.
Bao gồm:
   (1) yếu tố bám:
        + Điều kiện đầu tiên để VSV có thể xâm nhậpgây nhiễm trùng đó là phải bám được hoặc hấp thu được vào bề mặt tế bào cảm thụ. Việc bám giúp VSV tránh nhưng tác động cơ học làm ảnh hưởng tới khả năng gây bệnh.
        + Sự bám của VSV do các phần tử đặc hiệncủa vi sinh vật (adhesin) gắn với các phân tử tiếp nhận (receptor) trên bề mặt tế bào cảm thụ.  VD như  là: pili, yếu tố sợi, polysaccharưid bề mặt,...
   (2) Yếu tố xâm nhập và sinh sản:
        + Quyết địnhcủa sự nhiễm trùng. VSV có nhiều cáchkhác nhau để xâm nhập vào cơ thể:
                VSV ký sinh nội bào  bắt buộcchỉ gây bệnh khi sinh sản bên trong tế bào. Nó có thể dính chặt vào bề mặt tế bào-->gây tổn thương màng tế bào--> VSV sẽ lọt vào tế bào.
                Một số không ký sinh nội bào bắt buộc nhưng để gây bệnh thì chúng cũng phải xâm nhập vào mô.
                Các VSV gây bệnh bằng ngoại độc tố chúng không xâm nhập vào tế bào. Chúng làm tổn thương màng tế bào, sinh sản trên màng nhầy niêm mạc, sản xuất và tiết ra ngoại tốc tố --> thấm vào các tế bào và gây ra tác dụng đặc hiệu.
   (3) Độc tố: Chia làm 2 loại:
Nội độc tố
Ngoại độc tố
   -Là chất độc có trong tế bào VSV,không khuếch tán ra ngoài môi trường. Chỉ khi VSV chết, tế bào bị phá huỷ thì nội độc tố mới thoát ra ngoài ( VK thương hàn, lỵ ).
   -Được vi sinh vật tiết ra ngoài
   -Bản chất là lipopolysacharid
   -Bản chất là glycoprotein
   -Chịu nhiệt độ cao, tính độc yếu, tính kháng nguyên yếu.
-->không có khả năng trở thành giải độc tố
   -Không chịu nhiệt độ cao, dễ phá hủy. Có tính kháng nguyên cao làm cho cơ thể sinh kháng độc tố ( antitoxin ).
--> Có thể thành  giải độc tố làm vacxin để gây miễn dịch (vi khuẩn bạch hầu, uốn ván)
   -Thường có ở các vi khuẩn gram (-).
   -Thường vi khuẩn Gram (+) và 1 số vi khuẩn Gram (-).
   -Không có thụ thể
   -Có thụ thể trên tế bào của cơ thể

    (4) Một số chất khác(enzym) :VSV có 2 loại enzym ngoại bào:
         +Một dùng phân cắt các phân tử trọng lượng lớn giúp VSV có thể hấp thu.
         +Loại khác có vai trò độc lực liên quan đến khả năng gây bệnh (tuy nhiên chúng rất ít độc tính), chống lại tác dụng bảo vệ của cơ thể, tạo điều kiện cho vi sinh vật thâm nhập dễ dàng.Ví dụ:
                   Hemolysine: làm tan tế bào.
                   Strepotokinase: làm tan fibrin.
                   Hyaluronidase: gây tan mô liên kết, làm cho tác nhân gây bệnh lan toả trong mô cơ thể.
                   Streptolysin O,S: làm vỡ màng bạch cầu, để chống lại sự phòng vệ của cơ thể người bệnh.
                   Ngoài ra, chúng có thể tạo ra enzyme đề kháng kháng sinh như Beta-lactamase, Acetylase, tuỳ loại vi khuẩn, có được hoặc mất đi do chịu ảnh hưởng của Plasmide, Transposons.
      (5) Vỏ và kháng nguyên bề mặt:
         +kháng nguyên vỏ: Vỏ của một số VSV (vi khuẩn) có tác dụng chống lại thực bào bằng cách bão hòa sự opsonin hóa nên đã giúp cho VSV tồn tại và gây bệnh.
         +KN bề mặt: của 1 số VSV có tác dụng chống lại sự thực bào.
   (6) Sự né tránh đáp ứng miễn dịch: khi VSV xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể sẽ hình thành đáp ứng miễn dịch chống lại nó. Nhưng VSV sẽ né tránh các yếu tố bảo vệ bằng các hình thức:
          +Ẩn dật:  VSV sẽ chui vào tế bào để tránh tác dụng của kháng thể và 1 số loại kháng sinh.
          +Tiết ra các yếu tố ngăn cản: Như tụ cầu vàng tiết ra protein  A bao bọc xung quanh tế  bào VK, nó sẽ gắn với phần Fc của IgG nên ngăn tác dụng của KT IgG.
          +Thay đổi kháng nguyên bề mặt: HIV, cúm thường thay đổi KN bề mặt để tránh tác dụng bởi kháng thể đặc hiệu.
          +Tấn công hệ thống miễn dich: Sỏi và HIV. Đặc biệt HIV xâm nhập và phá hủy tế bào lympho TCD4 và đại thực bào.
b.Số lượng mầm bệnh
   - Vi sinh vật khi vào cơ thể cần một số lượng nhất định mới gây được bệnh, bởi vì cơ thể có chức năng tự bảo vệ đến một mức độ nhất định nên nếu số lượng xâm nhập quá ít thì bị cơ thể tiêu diệt mà không gây được bệnh.
c.Đường xâm nhập   - Có những vi sinh vật mặc dù có đủ số lượng độc lực nhưng khi xâm nhập vào cơ thể bằng con đường không thích hợp thì vẫn không gây được bệnh. Ví dụ: muốn gây được bệnh, trực khuẩn lỵ phải được xâm nhập qua đường tiêu hóa,uốn ván qua vết thương hở, ....
   - Có những vi sinh vật tuy xâm nhập vào người bằng con đường không thích hợp vẫn gây được bệnh
nhưng đòi hỏi phải có số lượng cao hơn.
2. Tính chất phản ứng của cơ thể:
   -VSV xâm nhập được vào cơ thể gây ra các biểu hiện bệnh lí hay không là tuỳ thuộc vào các yếu tố:
a.Hàng rào bảo vệ của cơ thể (miễn dịch không đặc hiệu):   - Da và niêm mạc: là hàng rào cơ học đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.
   - Bạch cầu trung tính
   - Đại thực bào
--> Các yếu tố trên chỉ đủ để chống các vi sinh vật có độc lực yếu. Cơ thể chỉ có thể thắng được vi sinh vật có độc lực cao khi các cơ chế miễn dịch đặc hiệu được hoạt hoá.b. Tuổi: có liên quan đến bệnh nhiễm trùng. Ví dụ: Trẻ dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh truyền nhiễm (vì có kháng thể của mẹ truyền qua rau thai ).
c.Dinh dưỡng: Ăn uống thiếu thốn thì nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tăng lên. Thiếu vitamin A: hay mắc bệnh ngoài da, thiếu vitamin B: hay bị tê phù ...
d.Hoocmôn : Những hoocmôn như Adrenalin , ACTH sẽ làm giảm phản ứng viêm của cơ thể, do đó làm giảm sức đề kháng đối với bệnh, giảm tác dụng thực bào và giảm khả năng sinh kháng thể.
3. Yếu tố ngoại cảnh ( môi trường)   - Môi trường tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, địa dư ...đều có ảnh hưởng đến quá trình phát sinh bệnh truyền nhiễm .
Ví dụ : Bệnh đường ruột thường phát sinh vào mùa hè, bệnh hô hấp thường phát sinh vào mùa đông, bệnh do côn trùng thường phát sinh vào mùa côn trùng phát triển .
   - Hoàn cảnh xã hội : Bệnh truyền nhiễm thường gặp nhiều ở những nước đang phát triển hơn là ở các nước phát triển, Nơi mà hoàn cảnh sống các điều kiện vệ sinh ăn ở thấp.

VỀ PHẠM VI VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM TRÙNG
1. Nhiễm trùng tại chổ  - Hiện tượng viêm - nhiễm chỉ khu trú tại đường vào, các triệu chứng viêm tại chổ gồm sưng, nóng, đỏ, đau, không kèm triệu chứng toàn thân nặng nề, trạng thái chung của người bệnh gần như bình thường - mọi sinh hoạt hàng ngày không bị ảnh hưởng nhiều.
2. Nhiễm trùng khu vực
   -Từ vị trí nhiễm trùng khu trú lan ra một khu vực theo đường tĩnh mạch hoặc bạch huyết.
   -Mức độ nhiễm trùng phát triển nhiều hơn so với nhiễm trùng tại chổ.
   -Có các triệu chứng nhiễm trùng tại chổ và các triệu chứng toàn thân do nhiễm trùng khu vực gây ra, bệnh nhân vẫn còn có thể cố gắng được trong một số công việc. Tuy nhiên, đã xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi toàn thân, đau mỏi cơ khớp, nhất là khi cố gắng làm một việc nào đó.Bên cạnh đó, các triệu chứng như sốt, nhức đầu, ớn lạnh, rã rời chân tay, ớn lạnh, miệng đắng, bệnh nhân có cảm giác không muốn làm bất cứ việc gì.
3. Nhiễm trùng toàn thân
   -Ảnh hưởng toàn bộ cơ thể, tác nhân gây bệnh theo đường máu tạo nên các triệu chứng ở một số cơ quan và triệu chứng toàn thân nặng nề hơn nhiều, lúc này bệnh nhân có thể không thể cố gắng làm việc.
   -Tác nhân gây bệnh có thể tạo nên những tổn thương trong khu vực chúng xâm nhập, nhưng chúng cũng ảnh hưởng tới các khu vực xa hơn của cơ thể bằng các sản phẩm của hiện tượng viêm hoặc phức hợp miễn dịch lưu hành.
 

B.TRUYỀN NHIỄM
I. Nguồn gốc bệnh truyền nhiễm:
Có thể chia thành 2 loại :
   - Bên ngoài :
         +Người truyền bệnh cho người: Chiếm phần lớn.
         +Động vật truyền sang người: Đa số các bệnh do VSV gây bệnh cho người không gây bệnh cho động vật và ngược lại. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ: dịch hạch ( chuột ), bệnh dại ( chó ), bệnh than ( trâu, bò ).
   - Bên trong : Có một số vi khuẩn bình thường vẫn sống ở da hoặc trong cơ thểngười mà không gây
bệnh gì.
Tuy nhiên lúc cơ thể suy yếu, sức đề kháng sút kém thì chúng phát triển mạnh mẽ và gây bệnh
II. Phương thức truyền nhiễm
1. Truyền nhiễm do tiếp xúc :
   -Người khoẻ tiếp xúc với người bệnh có thể thông qua giao hợp ( giang mai , lậu ). Từ cơ thể mẹ qua bào thai. Cũng có thể do dùng những đồ đạc có vi sinh vật gây bệnh ( khăn mặt, bát đũa ... ) hoặc tiếp xúc với đất có vi sinh vật ( uốn ván ).


2. Truyền nhiễm qua đường hô hấp :
   -Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói vi sinh vật có trong hạt nước bọt thoát ra ngoài, người lành hít phải sẽ bị mắc bệnh .

3. Truyền nhiễm qua đường tiêu hoá :
   -Rất nhiều bệnh đường ruột lây nhiễm do ăn phải thức ăn có vi sinh vật gây bệnh ( tả, lỵ, thương hàn, bại liệt) mà nước, ruồi, tay bẩn là những môi giới chủ yếu.

4.Truyền nhiễm do côn trùng tiết túc đốt :
   -Nhiều loại côn trùng là môi giới của các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ: muỗi ( sốt xuất huyết, viêm não ) chấy, rận ( sốt phát ban, sốt hồi quy ) bọ chét ( dịch hạch, sốt phát ban v..v..)


III.Đặc điểm quá trình sinh bệnh (hình thái lâm sàng):
   -Mỗi loại vi sinh vật chỉ gây một loại bệnh truyền nhiễm nhất định, diễn biến của bệnh gồm các giai đoạn :   +Giai đoạn ủ bệnh.
              +Giai đoạn tiền phát.
              +Giai đoạn toàn phát.
              +Giai đoạn kết thúc (bệnh nhân bình phục hoặc chết.)
Đa số bệnh truyền nhiễm diễn biến theo chu kỳ trên, gồm giai đoạn như sau:
1.Ủ bệnh:
   - Từ lúc tác nhân gây bệnh xâm nhập cho đến khi có triệu chúng lâm sàng đầu tiên, thời gian này tuỳ thuộc vào từng loại tác nhân gây bệnh và phản ứng của cơ thể.
   - Đây là lượng thời gian cần thiết cho tác nhân gây bệnh nhân lên và phát triển.
2.Khởi phát: 
   - Lúc có triệu chứng đầu tiên đến khi có đủ triệu chứng.
   - Là thời kỳ phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh, để rồi hình thành triệu chứng lâm sàng và các biến đổi sinh học.
   - Thường khởi đầu với sốt, có khi kèm rét run, vã mồ hôi, đôi khi kèm triệu chứng khu trú. Nếu sắp xếp triệu chứng theo tuần tự cho ta nhiều gợi ý chẩn đoán bệnh ở thời kỳ này.
3.Toàn phát:Giai đoạn mà các triệu chứng đã bộc lộ tương đối đầy đủ.
   - Tổng quát: sốt, rét run, vã mồ hôi,đau khớp, nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi.
   - Cơ năng và thực thể: khi nhiễm trùng khu trú, khu vực hoặc lan toả, sẽ xuất hiện các dấu hiệu viêm hoặc ảnh hưởng tới cơ quan tạng phủ do hiện tượng viêm, do nhiễm độc hoặc do miễn dịch.
4.Thời kỳ lui bệnh:
   - Khỏi bệnh về thực thể, cơ năng và sinh học; bệnh nhân có thể hồi phục lại sức chậm, nhanh tuỳ loại tác nhân và thể bệnh lâm sàng và có thể miễn dịch bền hoặc không bền.
   - Khỏi bệnh nhưng có di chứng để lại.
   - Khỏi bệnh có thể tạm thời, có thể tái lại, do:
         + Điều trị chưa được đầy đủ, tác nhân gây bệnh còn tồn tại.
         + Nhiễm một tác nhân tương tự không có miễn dịch chéo.
         + Bất thường của cơ thể chưa được khắc phục.
         + Thiếu phương tiện đề kháng đặc hiệu và không đặc hiệu.
         + Tồn tại vật lạ trong cơ thể.
   - Bệnh có thể gây ra một số biến chứng.
   - Có những trường hợp quá nặng, hoặc không thuận lợi cho điều trị mà bệnh nhân có thể tử vong, mạn tính, điều này còn tuỳ thuộc vào tác nhân gây bệnh và bản thân sức đề kháng của cơ thể, sự can thiệp sớm,muộn thích hợp hay không .
IV.Cận lâm sàng (đặc hiệu - không đặc hiệu)
1. Dấu đặc hiệu
   - Xác định được căn nguyên gây bệnh. Có thể soi cấy trực tiếp, phát hiện kháng nguyên hoà tan, phát hiện kháng thể hoặc các đoạn gene đặc hiệu nhờ phương pháp khuyết đại gene, hoặc bằng phương pháp miễn dịch - phát hiện kháng thể...
2. Dấu hiệu không đặc hiệu
   - Huyết học: bạch cầu tăng, bạch cầu giảm, tăng Lymphô, tăng Eosinophile.
   - Máu: VS tăng, Globulin tăng, hiện diện CRP tăng cao hoặc không (protein C phản ứng), thay đổi vài thông số sinh học...
   -Ngoài ra người ta còn có các dấu hiệu về hình ảnh hoặc siêu âm..

Tải bản PDF đầy đủ: Tải về
Tài liệu tham khảo:

---Bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm---
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com


Share:

Bài đăng phổ biến

facebook

Tìm kiếm Blog

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

Cách download tài liệu