GIẢI PHẪU RUỘT GIÀ
Bài viết đề cập đến:
1.Cấu tạo
2.Mạch máu: Động mạch-Tĩnh mạch (Hot)
3.Thần kinh (Hot)
Tài liệu tham khảo:
I.Đặc điểm hình thể ngoài: -To hơn ruột non, manh tràng đường kính 7 cm giảm dần đến kết tràng xích ma, đến trực tràng phình thành bóng. -Ngoại trừ ruột thừa, trực tràng, ống hậu môncó hình dạng đặc biệt, phần ruột già còn lại có đặc điểm để phân biệt với ruột non:
+Có 3 dải cơ dọc:từ manh tràng --> Đại tràng xich-ma(do lớp cơ dọc tập trung lại):
Dải mạc treo kết tràng: phía sau trong
Dải mạc nối:phía sau ngoài
Dải tự do: phía trước
+Túi phình kết tràng: giữa các dải cơ dọc, phân cách bởi những chỗ thắt ngang, di chuyển thường xuyên không cố định.
+Túi thừa mạc nối:Túi phúc mạc nhỏ chứa mỡ,bám vào các dải cơ dọc, trong bờm mỡ có 1 nhánh động mạch--> do đó khi thắt có thể gây hoại tử ruột.
-Màu xám, ít mạch máu nuôi dưỡng, chứa đựng các chất cạn bã nên dễ hoại tử và nhiễm trùng
II.Cấu tạo:
III.Phân chia ruột già:
1.Theo vị trí:
2.Theo sinh lý:
-Cũng như mạch máu và thần kinh: ruột già được chia làm 2 đoạn lớn, ranh giới giữa 2 đoạn tương ứng với bờ trong khúc II tá tràng:
+ Đại tràng phải:gồm manh tràng, đại tràng lên, góc gan, và 1/3 cố định của đại tràng ngang.
+ Đại tràng trái:gồm 2/3 di động của đại tràng ngang, góc lách, đại tràng xuống, đại tràng chậu hông và trực tràng.
+ Đại tràng trái:gồm 2/3 di động của đại tràng ngang, góc lách, đại tràng xuống, đại tràng chậu hông và trực tràng.
IV.Manh tràng và ruột thừa
- Manh tràng và ruột thừa nằm ở hố chậu phải, nằm ở dưới chỗ tiếp nối hồi-manh tràng. - Manh tràng tịt ở đầu dưới,có thể có 2 hay nhiều nếp phúc mạc.
- Ruột thừa dài 8 cm.Gốc ruột thừa cố định (đối chiếu lên thành bụng là điểm Mac Burney), nhưng đầu ruột thừa lại có vị trí rất thay đổi.
- Ruột thừa dài 8 cm.Gốc ruột thừa cố định (đối chiếu lên thành bụng là điểm Mac Burney), nhưng đầu ruột thừa lại có vị trí rất thay đổi.
Cấu tạo
- Có các lớp như đại tràng - Ở manh tràng chỗ hồi tràng đổ vào có van hồi manh tràng (van Bauhin). Van gồm 2 lá trên và dưới, có tác dụng chỉ cho các chất đi theo 1 chiều từ hồi tràng sang manh tràng.
- Có các lớp như đại tràng - Ở manh tràng chỗ hồi tràng đổ vào có van hồi manh tràng (van Bauhin). Van gồm 2 lá trên và dưới, có tác dụng chỉ cho các chất đi theo 1 chiều từ hồi tràng sang manh tràng.
-Đại tràng lên: Cố định ( dài 12-20 cm) Là phần tiếp theo manh tràng tới mặt dưới gan, dài nằm ở mạn sườn phải.
Dính vào thành bụng sau bởi mạc dính đại tràng lên.
Dính vào thành bụng sau bởi mạc dính đại tràng lên.
Đại tràng lên tạo với đại tràng ngang một góc gọi là góc đại tràng phải(Đại tràng góc gan) nằm ở hạ sườn phải, sau sụn sườn 9.
-Đại tràng ngang: (1/3 đầu cố định-2/3 sau di động) ở dưới gan, đi từ đại tràng góc gan đến góc đại tràng góc lách, chiều dài rất thay đổi từ 30- 100cm, trung bình khoảng 50cm.
Nó được treo vào thành bụng bởi mạc treo ĐT ngang -Đại tràng xuống: Cố định (dài 25-30 cm) Đi từ góc lách đến hố chậu trái.
-Đại tràng ngang: (1/3 đầu cố định-2/3 sau di động) ở dưới gan, đi từ đại tràng góc gan đến góc đại tràng góc lách, chiều dài rất thay đổi từ 30- 100cm, trung bình khoảng 50cm.
Nó được treo vào thành bụng bởi mạc treo ĐT ngang -Đại tràng xuống: Cố định (dài 25-30 cm) Đi từ góc lách đến hố chậu trái.
Được cố định vào thành bụng sau bởi mạc dính Đại tràng trái.
-Đại tràng xích-ma:(Đại tràng chậu hông) :Di động (dài 30 cm) Là phần tiếp theo Đại tràng xuống từ bờ trong cơ thắt lưng chậu đến đốt sống cùng III, dài 30-50 cm.
Rất di động và được treo vào thành bụng sau bởi mạc treo Đại tràngchậu hông, giữa 2 lá của mạc treo có động mạch mạc treo tràng dưới.
Chức năng:
Rất di động và được treo vào thành bụng sau bởi mạc treo Đại tràngchậu hông, giữa 2 lá của mạc treo có động mạch mạc treo tràng dưới.
Chức năng:
- Hấp thu các chất điện giải và nước - Làm đặc khối bã thải à hình thành phân
- Hệ thống cơ đại tràng +Cơ dọc +Cơ vòng --> Hệ thống cơ giúp hòa trộn các các chất chứa trong đại tràng.
VI.Trực tràng (cố đinh):
VII. Hậu môn (2,5-4cm):
-Hình ống thắt hẹp, xuyên qua hoành chậu hông. -Bao quanh là cơ thắt hậu môn, liên quan phía trước với niệu đạo (nam), âm đạo (nữ).
-Trong ống hậu môn có những nếp dọc nhỏ gọi là cột hậu môn, chứa một tĩnh mạch, một
động mạch và nhiều bó cơ dọc. -Có 2 cơ vòng gần hậu môn: +Vòng cơ trơn hâu môn (hoạt động không theo ý muốn) +Vòng cơ vân hậu môn (hoạt động theo ý muốn)
-Trong ống hậu môn có những nếp dọc nhỏ gọi là cột hậu môn, chứa một tĩnh mạch, một
động mạch và nhiều bó cơ dọc. -Có 2 cơ vòng gần hậu môn: +Vòng cơ trơn hâu môn (hoạt động không theo ý muốn) +Vòng cơ vân hậu môn (hoạt động theo ý muốn)
VIII.Hoạt động ở Ruột già:
- Khôngxảy ra quá trình tiêu hóa - Tái hấp thu nước, hấp thu Na+và khoáng chất - Tạo khuôn phân và tống ra ngoài - Vi khuẩn ở ruột già sản xuất ra vitamin K+, một vài loại vitamin B - Phân: Nước, cellulose, chất không thể tiêu hóa, vi khuẩn còn sống hay đã chết.
B.MẠCH MÁU ĐẠI TRÀNG
- Tất cả đại tràng (trừ phần dưới trực tràng) được nuôi dưỡng bởi 2 nguồn động mạch: động mạch mạc treo tràng trên và động mạch mạc treo tràng dưới.
I. Động mạch mạc treo tràng trên:
1.Thân động mạch hồi đại tràng:
-Thân động mạch hồi -đại tràng tách ra ở gần đoạn cuối của động mạch mạc treo tràng trên. Động mạch đi hướng xuống dưới, và sang phải, tới góc hồi manh tràng, nằm giữa 2 lá mạc dính đại tràng phải, và chia ra làm 5 nhánh cùng:
(1)Nhánh đại tràng lên: đi theo bờ trong đại tràng lên nối với nhánh xuống của động mạch đại tràng (P) để tạo thành một cung mạch.
(2)Nhánh manh tràng trước: đi tới mặt trước manh tràng.
(3)Nhánh manh tràng sau:đi tới mặt sau manh tràng.
--> 2 nhánh này cấp máu cho manh tràng.
(4)Nhánh ruột thừa: đi sau hồi tràng, đến ruột thừa cấp máu cho ruột thừa.
(5)Nhánh hồi tràng: đi trong mạc treo ruột non, hướng từ phải sang trái để nối tiếp với nhánh cấp máu cho hồi tràng của động mạch mạc treo tràng trên, tạo thành một cung mạch lớn. Cung này là cung độc nhất ở đoạn cuối của hồi tràng, có khi dài từ 40 - 50 cm. Ở giữa cung này, mạc treo rất ít mạch máu nên gọi là cung vô mạch.
- Tách ra từ động mạch mạc treo tràng trên, đi tới góc phải đại tràng. Chia ra 2 nhánh cùng:
+ Nhánh lên: đi dọc theo bờ dưới đại tràng ngang để nối tiếp với nhánh phải của động mạch đại tràng giữa hoặc với nhánh phải của động mạch đại tràng trái (trong trường hợp không có động mạch đại tràng giữa) để tạo thành cung mạch Riôlăng.
+ Nhánh xuống: đi xuống dọc bờ trong của đại tràng lên để nối với nhánh đại tràng của động mạch hồi đại tràng.
- Khi có khi không. Nếu có, thì tách từ động mạch mạc treo tràng trên ở dưới cổ tuỵ, đi vào mạc treo tới giữa đại tràng ngang và chia ra làm 2 nhánh phải và trái nối với 2 nhánh lên của 2 động mạch đại tràng phải và trái. Khi đó chia cung Riôlăng làm hai cung và tăng cường cho cung Riôlăng.
- Nguyên uỷ:tách từ động mạch chủ bụng ở sau DIII tá tràng.
- Đường đi và liên quan:động mạch đi từ sau DIII tá tràng, trước động mạch chủ, rồi đi chếch xuống dưới sang trái nằm trong 2 lá mạc dính đại tràng trái. Đi ở phía trong niệu quản trái, bắt chéo các động mạch chậu góc trái, rồi chui vào rễ của mạc treo đại tràng xích ma để tới đầu trên trực tràng. Ở đó chia 2 nhánh cùng:
(1)Nhánh bên:thường cho 2 nhánh:
+ Động mạch đại tràng trái tách ra ở ngay bờ dưới DIII tá tràng, đi tới góc đại tràng thì chia ra 2 nhánh:
*Nhánh lênđi dọc theo đại tràng ngang, hướng sang phải để tiếp nối với động mạch đại tràng phải hoặc nhánh phải của động mạch đại tràng giữa, tạo thành cung Riôlăng.
*Nhánh xuốngđi hướng xuống dọc bờ trong đại tràng trái để nối với động mạch xích ma thành cung mạch dọc đại tràng xuống.
+ Thân động mạch xích ma tách ra ở dưới chỗ xuất phát của động mạch đại tràng trái, chạy vào mạc treo đại tràng xích ma và chia ra ba nhánh. Mỗi nhánh lại chia ra 2 nhánh: nhánh lên và nhánh xuống nối tiếp với các ngành lân cận (với nhánh xuống của động mạch đại tràng trái) và với động mạch trực tràng trên để tạo thành 1 cung mạch. Có khi ở đại tràng xích ma có tới 2 cung mạch.
(2)Ngành cùng: từ đầu trên trực tràng, động mạch mạc treo tràng dưới phân ra 2 nhánh cùng là các động mạch trực tràng trên. Một ngành đi tới mặt phải của trực tràng, một ngành đi tới mặt trái của trực tràng.
III. Tĩnh mạch:
- Máu tĩnh mạch của toàn bộ đại tràng và phần trên của trực tràng chảy về tĩnh mạch mạc treo tràng trên, dưới để đổ vào tĩnh mạch cửa.
| |
V.Thần kinh
1.Tóm tắt sinh lý đường tiêu hóa
- Chức năng chính:
+Thức ăn được sơ chế ở miệng, tiêu hóa ở dạ dày và được xử lý thêm ở ruột non. Các sản phẩm tiêu hóa cuối cùng (nước, các chất dinh dưỡng và chất điện giải) được hấp thu ở ruột non và phần đầu của đại tràng.
+Đại tràng là trung tâm chứa đựng và xử lý các chất thải- có vai trò hấp thu nước, chất điện giải, và các axit béo chuỗi ngắntừ phân - hỗ trợ sự phát triển các vi khuẩn có lợi, bài tiết chất nhầy để bôi trơn phân, và đẩ phân ra khỏi cơ thể qua trực tràng và hậu môn.
- Đại tràngthực chất là một ống kín được bít ở đầu trên bởi van hồi-manh tràng và ở đầu tận bởi cơ vòng hậu môn. Cấu tạo gồm những cơ vân được sắp xếp thành lớp cơ vòng ở trong,lớp cơ dọc ở ngoài. Giữa nhưng lớp này là đám rối Auerbach và Meissner, làm một phần của phân bố thần kinh nội tại của đại tràng. Ở trực tràng các lớp cơ trơn dày lên tạo thành cơ thắttrong hậu môn. Cơ thắt ngoài hậu môn gồm một dải cơ vân tròn và là một phần của sàn chậu.
-Sự phân bố thần kinh:
+ Sự phân bố phó giao cảm đến ruột gồm cả phân bố từ phần trên (dây thần kinh lang thang) và vùng cùng (dây thần kinh chậu) ---> gia tăng trương lực phó giao cảm kích thích thành ruột.
+ Phân bố giao cảm đến ruột đi qua dây thần kinh hạ vị qua các hạch mạc treo tràng trên, mạc treo tràng dưới, và tạng (celiac). Kích thích giao cảm làm thư giãn thành ruột, van hồi-manh tràng và cơ vòng trong hậu môn.
+ Phân bố thần kinh thân thể đi theo dây thần kinh thẹn (S2-S4), đến các cơ sàn chậu và cơ vòng ngoài hậu môn.
+ Phân bố thần kinh nội tại của ruột được cấp bởi đám rối cơ ruột (Auerbach), nằm giữa các lớp cơ và có vai trò chủ yếu là vận động kích thích -->gia tăng hoạt động của ruột gồm tăng lực và tốc độ co bóp.Đám rối dưới niêm mạc(Meissner), có vai trò chính là cảm giác đóng một vai trò quan trọng trong điều hòa các vận động của ruột, cũng như sự bài tiết các dịch ruột.
-Có hai loại vận động xảy ra ở đường tiêu hóa và có vai trò quan trọng như nhau:
+Vận động nhào trộn: nhằm khuấy trộn các chất trong ruột, tạo thuận sự tiêu hóa hấp thu.
+Vận động nhu động:để đẩy khối phân đến trực tràng ra ra ngoài khi sự tiêu hóa hấp thu hoàn tất.
-Điều hòa qua ba cơ chế:
+Kiểm soát hóa học qua các chất dẫn truyền thần kinh và các hormon (như là chất P, gastrin, cholecystikinin).
+Kiểm soát thần kinh qua các phản xạ ruột (như phản xạ dạ dày-ruột, phản xạ trực tràng- ruột).
+Kiểm soát cơ ruột.
3.Hoạt động giữ và thải phân:
a.Giai đoạn giữ (continence)
-Do hoạt động trương lực của cơ thắt trong hậu môn (cơ vòng -dưới tác động giao cảm) và góc nhọn của ống trực tràng- hậu môn bởi đai mu-trực tràng. Khi ho hoặc làm nghiệm pháp Valsava, cơ vòng ngoài hậu môn co phản xạ (phản xạ giữ) và đai mu-trực tràng ngăn cản sự thải phân.
b.Sự thải phân (đại tiện, defecation):
-Bình thường trực tràng không có phân.
-Quá trình thải phân bắt đầukhi phân được đẩy đến trực tràng bởi nhu động. Khối phân kéo căng cơ mu-trực tràng cũng như thành trực tràng, kích thích thôi thúc (urge) thải phân. Sự thư giãn chủ ý của cơ thắt ngoài hậu môn và cơ mu- trực tràng làm thẳng trực tràng-hậu môn, để cho phân đi qua. Phân được đẩy ra ngoài qua sự kết hợp nhu động liên tục và tăng áp lực ổ bụng qua co cơ thành bụng, cơ hoành, cơ nâng hậu môn kết hợp nín thở (Valsava).
-Các hoạt động phản xạ:
+Co cơ nhu động đẩy phân suốt đại tràng đến trực tràng.
+Phản xạ dạ dày-ruột: hoạt động đại tràng tăng lên sau khi ăn 30-60 phút.
+Phản xạ trực tràng- trực tràng: khi phần trực tràng ở trên của khối phân co và thành ruột ở phía dưới giãn đẩy khối phân tiếp tục đi xuống.
+Phản xạ trực tràng- hậu môn: xảy ra khi phân làm căng trực tràng và cơ vòng trong hậu môn giãn khởi phát thôi thúc thải phân có ý thức.
+Phản xạ giữ: xảy ra khi cơ thắtngoài và cơ mu-trưc trạng co để giữ phân.
---Bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm---
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
Tài liệu tham khảo:
Tham khảo:
Minhdairehad.wordpress.com (còn phần Rối loạn)