GIẢI THÍCH HƯỚNG LAN CỦA ĐAU THẮT NGỰC
Tải bản PDF để xem tốt hơn: Tải về
Tài liệu tham khảo:
2.Bệnh học nội khoa Y TPHCM Chủ biên: PGS.TS. Châu Ngọc Hoa: Tải về
3.Nội cơ sở 200 triệu chứng: Tải về
-Đau thắt ngực có hướng lan xuyên lên vai, dọc mặt trong tay trái tới ngón 4, 5.
-Có khi lan lên cằm, vùng thượng vị. Tại sao lại như vậy?
|
Bài viết gồm:
1.Đại cương về sinh lý đau và BMV
2.Gải thích hướng lan của đau thắt ngực.
A. ĐẠI CƯƠNG
-Trong bài chúng ta đề cập đến đau do thụ thể thần kinh gồm 2 loại:
+ Đau thân thể: là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp,....
+ Đau nội tạng: Là đau do tổn thương nội tạng. Đầu thần kinh tư do có nhiều trên bề mặt da và các mô: màng xương, thành động mạch,...Hầu hếtcác mô của các tạng trong cơ thể có ít bộ phận nhận cảm cảm giác đau, tuy nhiên nếu những mô này có tổn thương rộng, cách kích thích được tập hợp lại gây cảm giác đau nội tại.
- Đau thân thể (đau nông): do kích thích lên các thụ cảm thể đau ở da gây lên. Cảm giác đau được truyền về hệ thần kinh trung ương theo 2 sợihướng tâm là sợi Aδ và sợi C (Neuron thứ 1). Vào tuỷ sống rồi tận cùng trong chất xám sừng sau tuỷ sống. Neuron thứ 2 từ đây bắt chéo sang phía đối diện đi vào cột trắng trước bên.Từ tuỷ sống lên não cảm giác đâu được truyền theo bó tuỷ sống - đồi thị. Neuron thứ 3: Thân ở nhân của đồi thị, sợi trục đi vào bao trong và tận ở hồi sau trung tâm.
- Đau nội tạng: cảm giác đau nội tạng được truyền theo các sợi cảm giác nằm trong dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm (có kích thước nhỏ thuộc loại C), dẫn truyền chậm, Nơi kết thúc của các sợi truyền cảm giác nội tạng là các tế bào thần kinh nằm ở sừng sau tuỷ sống hoặc trong nhân các dây thần kinh sọ não.
II. Bệnh mạch vành
- Bệnh mạch vành (BMV)- Suy vành - thiểu năng vành - bệnh tim thiếu máu cục bộ là tên gọi của nhóm bệnh cảnh lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng có chung cơ chếsinh lý bệnh là sự mất cân bằng giữa cung và cầu oxy cho cơ tim.
- Nguyên nhân thường gặp nhất của BMV là do xơ vữa động mạch làm hẹp một hoặc nhiều nhánh ĐM vành.
- Biểu hiện lâm sàng thường gặp:
+Cơn đau thắt ngực ổn định (CĐTNÔĐ)
+Hội chứng vành cấp:
(1)Không có ST chênh lên:Cơn đau thắt ngực không ổn định (CĐTNKÔĐ)
Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên
(2)Có ST chênh lên:Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên
+HC suy tim do BMV (Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ).
III. Cơn đau thắt ngực ổn định
III. Cơn đau thắt ngực ổn định
a. Mô tả cơn đau: (Cơn đau thắt ngực điển hình)
- Vị trí:+Thường đau ở vùng sau xương ức hoặc ngực trái .Thường bảo bệnh nhân dùng một ngón tay chỉ vào chỗ đau nhất.
- Vị trí:+Thường đau ở vùng sau xương ức hoặc ngực trái .Thường bảo bệnh nhân dùng một ngón tay chỉ vào chỗ đau nhất.
+Đau nhói thoáng qua thường không phải do nguyên nhân mạch vành. . - Cường độ: vừa phải, bệnh nhân chịu đựng được nhưng kiến bệnh nhân phải ngừng gắng sức. (Trường hợp đau dữ dội làm bệnh nhân hốt hoảng có cảm giác như sắp chết thường gặp trong HCV cấp). - Tính chất :đè nén, chẹn ngực, co thắt, bóp nghẹt - Hướng lan :
+ Hướng lan lên mặt trong cánh tay trái đến ngón tay trái 4, 5. + Có thể lan lên vai ra sau lưng, lên cổ, hàm dưới, răng. + Thậm chí xuống vùng thượng vị - Hoàn cảnh xuất hiện: xảy ra khi nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng cho tim tăng lên: + Khi gắng sức
+Sau cảm xúc +Trời lạnh +Hoặc một cơn nhịp nhanh +Sau một bữa ăn thịnh soạn - Thời gian: thường kéo dài khoảng vài phút (5-10p), nếu cơn đau kéo dài > 20 phút nghĩ đến cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim.
- Mất hoặc giảm: khi nghỉ ngơi, hoặc dùng thuốc giãn vành (trinitrin).Một số thuốc giãn mạch ngoại vi khác như thuốc chẹn canxi làm giảm máu tĩnh mạch trở về tim nên làm giảm hoạt động cơ tim nên cũng làm giảm cơn đau.
- Mất hoặc giảm: khi nghỉ ngơi, hoặc dùng thuốc giãn vành (trinitrin).Một số thuốc giãn mạch ngoại vi khác như thuốc chẹn canxi làm giảm máu tĩnh mạch trở về tim nên làm giảm hoạt động cơ tim nên cũng làm giảm cơn đau.
- Đau ngực có thể kèm theo: buồn nôn, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực.
b.Phân loại:
-Theo hội TM Hoa Kỳ/Trường Môn TM Hoa Kỳ (AHA/ACC) Triệu chứng đau ngực được chia làm 3 nhóm:
b.Phân loại:
-Theo hội TM Hoa Kỳ/Trường Môn TM Hoa Kỳ (AHA/ACC) Triệu chứng đau ngực được chia làm 3 nhóm:
+ Cơn đau thắt ngực điển hình do BMV 3 đặc điểm:
(1) Đau thắt ngực ở vùng sau xương ức với tính chất và thời gian điển hình.
(2) Xuất hiện khi gắng sức hoặc xúc cảm mạnh
(3) Giảm đau khi nghỉ hoặc dùng nitrates.
+ Đau thắt ngực không điển hình: chỉ có 2 trong 3 đặc điểm trên.
+ Đau ngực không đặc hiệu (không phải cơn đau thắt ngực): chỉ có 1 hoặc không có đặc điểm nào nói trên.
Trong đó đau thắt ngực gặp có trong:
- Đau thắt ngực không ổn định (hay đau thắt ngực thay đổi hoặc tăng dần): Là cơn đau thắt ngực có ít nhất 1 trong 3 đặc điểm:
+ Mới khởi phát cơn đau thắt ngực nặng (<2 tháng) và/hoặc cơn đau xảy ra >=3 cơn/ngày + Đau khi nghỉ ngơi hoặc là chỉ khi hoạt động rất nhẹ nhàng + Cơn đau thắt ngực tăng tiến: thuộc loại ổn định nhưng gần đây đau nặng hơn, đau kéo dài hơn, hay xảy ra hơn và với gắng sức nhẹ hơn trước.
-Thiếu máu cơ tim thể im lặng (thầm lặng): không có dấu hiệu cụ thể khiến người bệnh khó phát hiện và điều trị sớm. Xuất hiện cùng lúc với triệu chứng đau thắt ngực ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định mạn tính. Nguyên nhân còn do hệ thần kinh. Bệnh thần kinh làm ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác hướng tâm thường gặp ở một số bệnh, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường(có tỉ lệ mắc nhồi máu cơ tim thầm lặng cao).
-Co thắt vành (cơn đau ngực Prinzental): xảy ra do sự co thắt đột ngột mạch vành ở tại hoặc gần mảng xơ vữa. Đáp ứng rất nhanh với thuốc giãn vành.
-Nhồi máu cơ tim:
-Nhồi máu cơ tim:
+Cơn đau trong cơn kéo dài >30 phút, có thể có tiền sử cơn đau thắt ngực trước hoặc không có. Đau dữ dội lan tỏa khắp lồng ngực → cổ → cánh tay trái ngón 4, 5 bàn tay.
+Không hết cơn đau khi dùngthuốc giãn vành nhanh như nitroglycerinc.Mức độ đau thắt ngực: theo Hiệp hội Tim mạch Canada (Canadian Cardiovascular Society-CCS) là được ứng dụng rộng rãi nhất và rất thực tế.
+Không hết cơn đau khi dùngthuốc giãn vành nhanh như nitroglycerinc.Mức độ đau thắt ngực: theo Hiệp hội Tim mạch Canada (Canadian Cardiovascular Society-CCS) là được ứng dụng rộng rãi nhất và rất thực tế.
Độ
|
Đặc diểm
|
Chú thích
|
I
|
Những hoạt động thể lực bình thường không gây đau thắt ngực.
|
Đau thắt ngực chỉ xuất hiện khi hoạt động thể lực rất mạnh.
|
II
|
Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực bình thường.
|
Đau thắt ngực xuất hiện khi leo cao >1 tầng gác thông thường bằng cầu thang hoặc đi bộ dài hơn 2 dãy nhà.
|
III
|
Hạn chế đáng kể hoạt động thể lực thông thường.
|
Đau thắt ngực khi đi bộ dài từ 1-2 dãy nhà hoặc leo cao 1 tầng gác.
|
IV
|
Các hoạt động thể lực bình thường đều gây đau thắt ngực.
|
Đau thắt ngực khi làm việc nhẹ, khi gắng sức nhẹ.
|
B. Giải thích hướng lan xuyên của đau thắt ngực:
-Đau thắt ngực có hướng lan xuyên lên vai, dọc mặt trong tay trái tới ngón 4, 5.
-Có khi lan lên cằm, vùng thượng vị.
Tại sao lại như vậy?
|
-Được giải thích là do có hiện tượng quy chiếu của đau tạng: khi một tạngnào đó bị tổn thương ta thường nhận cảm giác đau đó không phải ở ngay tạng đó mà lại ở một cấu trúc khác của cơ thể(thường như một cơn đau xuất phát từ da) và có khi ở rất xa tạng bị đau.
-Khi một cơn đau tạng quy chiếu lên bề mặt cơ thể, con người chỉ xác định được vị trí của nó trên vùng da nguyên ủy trong giai đoạn phôi thai, không phải vị trí hiện tại.
-Tim có vị trí ban đầu từ cổ và phần ngực trên (trong thời kỳ phôi thai)- chứ không phải là vùng da trước tim hay phần nào khác của cơ thể.
Cụ thể: (Theo bảng khám ASIA)
- Đoạn T1- T4 tủy sống tiếp nhận các sợi thần kinh cảm giác đau trên tim.
- Đoạn C2-T5: là đoạn tiếp nhận cảm giác vùng da từ hàm dưới xuống cổ, vai, mặt trong cánh tay và phần trụ của bàn tay, ngón 4,5 (trùng hướng lan).
-->Ta thấy có sự trùng lặp giữa sự tiếp nhận cảm giác đau của tim và cảm giác đau của da,chính vì thế mà cơ thể nhận cảm giác đau tim lan lan xuyên lên vai, dọc mặt trong tay trái tới ngón 4, 5.Có khi lan lên cằm, vùng thượng vị.
- Cơn đau hay nằm ở bên trái hơn là bên phải vì bên trái của tim có vẻ như gặp nhiều bệnh lý mạch vành hơn.
| |
Tải bản PDF để xem tốt hơn: Tải về
Tài liệu tham khảo:
2.Bệnh học nội khoa Y TPHCM Chủ biên: PGS.TS. Châu Ngọc Hoa: Tải về
3.Nội cơ sở 200 triệu chứng: Tải về
---Bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm---
---Theo dõi bài mới tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com---