LIỆT VII
dấu hiệu Charles – Bell (+) (ảnh internet) |
A.Nhắc lại Giải phẫu: Tại đây
I. Nguyên nhân
1. Liệt mặt nguyên phát (liệt mặt do lạnh hay liệt Bell)
-Thường xuất hiện sau nhiễm lạnh hoặc nhiễm virut (virus herpes simplex týp I và virus herpes zoster),....hoặc các rối loạn trong xương đá, trong đó nguyên nhân do lạnh chiếm 80%.
-Cơ chế bệnh sinh liệt 7 do lạnh vẫn còn bàn cãi,thường đề cập qua cơ chế mạch máu và nhiễm trùng. Khi lạnh làm mạch nuôi của dây TK bị co thắt gây ra thiếu máu cục bộ, đồng thời làm cho virut gây nhiễm khuẩn dây VII --> phù nề, gây chèn ép, thiếu máu cục bộ trong khung xương của vòi Fallope.
- Phân biệt với các nguyên nhân khác gồm: liệt mặt khởi phát đột ngột, liệt hoàn toàn <48h, có ít nhiều liên quan dến lạnh, dấu não – màng não (-), không có liệt khu trú khác, không phát hiện bệnh lý tai mũi họng.
2. Liệt mặt thứ phát
Vị trí
| |
Tổn thương cầu não
|
+U TK đệm,u lao, di căn ung thư, đột qụy vùng cầu não.
+Có thể là dấu hiệu đầu tiên của viêm tuỷ xám (poliomyelitis), nhất là ở trẻ em. + Bệnh xơ não tuỷ rải rác. |
Tổn thương ở góc cầu tiểu não
|
+Do tổ chức tân sản (néoplasie): u dây VIII, u màng não…
+Viêm màng nhện vùng góc cầu — tiểu não. |
Tổn thương ở nền sọ
|
+U di căn ở nền sọ: liệt mặt trong hội chứng Guillain - Garcin (liệt các dây thần kinh sọ não một bên).
+Chấn thương vỡ nền sọ. |
Tổn thương trong xương đá
|
+Zona hạch gối.
+Chấn thương vỡ xương đá. +Ổ máu tụ (hématome) ở hõm nhĩ. +Viêm tai xương chũm. +U trong xương đá (hiếm gặp). |
Tổn thương dây VII ngoài sọ
|
+Chấn thương.
+U ở tuyến mang tai. +Bệnh hủi (Lepra). +Bệnh uốn ván. +Hội chứng Guillain - Barré: chiếm 69% trường hợp liệt mặt hai bên, xuất hiện vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 12 của bệnh. +Viêm nhiều dây thần kinh sọ não. +Viêm nút quanh động mạch (periaterite nodeuse). +Bệnh Kahler. +Bệnh đái tháo đường tiềm tàng (diabete latent). +Liệt dây VII do thai nghén: xuất hiện khi thai trên 6 tháng do phù, ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch và rối loạn chuyển hoá vitamin; điều trị chủ yếu dùng vitamin nhóm B liều cao và lưu thông tuần hoàn; tiên lượng tốt sau khi sinh. |
Liệt mặt di truyền
|
II. Triệu chứng
Liệt mặt ngoại vi
(Liệt ½ mặt cùng bên)
|
Liệt mặt TW (do tổn thương đường vỏ nhân)
(Liệt ¼ dưới mặt bên đối diện)
|
-Tĩnh: không cân đối,cơ mặt bị kéo về bên lành, nửa mặt bên bệnh bất động và nhẽo (giảm trương lực cơ):Mất nếp nhăn trán, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi - má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống.
Trong gđ muộn có nhiều TH khi tĩnh nhìn thấy mặt cân đối, chỉ khi cử động mới mất cân đối. -Khi cử động: mặt và mắt cân đối rõ rệt hơn. +Bên liệt không nhăn trán được.
+Không huýt sáo, thổi lửa, chau mày,..
+Dấu hiệu Charles – Bell (+):khi nhắm mắt chủ động, mắt bên liệt nhắm không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài.(khi đó giác mạc lẩn dưới mi trên, củng mạc trắng lộ rõ giữa hai khe mi).
+ Có thể chuyển sang thể co cứng. Và lúc này thì các dấu hiệu bên liệt hoàn toàn đảo ngược: Mắt bên liệt nhắm chặt hơn; nhân trung lệch về bên liệt; nếp nhăn môi, má bên liệt nỗi rõ hơn. Nên phải hết sức cẩn thận, hỏi bệnh sử kỹ càng nếu không sẽ lầm bên liệt với bên lành.
|
- Chỉ liệt 1/4 dưới của mặt, không có dấu hiệu Charles - Bell.
- Dây VII rất dễ bị tổn thương TW (đoạn trên nhân), khi có các quá trình bệnh lý khu trú ở bán cầu đại não.
- Không bao giờ tiến triển thành liệt cứng.
- Thường phối hợp với liệt nửa người cùng bên. -Cơ chế: Nhân vận động dây VII có 2 phần:
Phần trên (Nhánh Thái dương –mặt) được chi phối bởi cả 2 bên bán cầu.
Phần dưới (nhánh Cổ -mặt) chỉ được chi phối bởi một bán cầu bên đối diện.
Vì vậy, khi có một bán cầu não bị tổn thương thì: Phần trên vẫn được bán cầu cùng bên chi phối nên không liệt phần trên mặt.Nửa dưới nhân vận động dây VII bên đối diện mất phân bố thần kinh-->liệt 1/4 dưới của mặt bên đối diện.
|
1. Liệt dây VII do tổn thương bán cầu não
- Tổn thương: vỏ não và đường vỏ - nhân dây VII--> gây liệt dây VII trung ương cùng bên với liệt nửa người.
2. Tổn thương nhân dây VII ở cầu não — liệt mặt ngoại vi
-Hội chứng Millard - Gubler: liệt dây VII ngoại vi bên tổn thương, liệt nửa người trung ương bên đối diện.
3. Tổn thương dây VII ở góc cầu tiểu não
-Lâm sàng:các dây thần kinh VII, VIII, V và VI tổn thương kèm theo rối loạn chức năng tiểu não cùng bên, tổn thương bó tháp bên đối diện; thường được biểu hiện bằng liệt mặt, khô mắt, rối loạn vị giác 2/3 trước lưỡi, điếc, thất điều (bên tổn thương) và liệt nửa người bên đối diện.
4. Tổn thương dây VII đoạn trong màng não
-Tổn thương dây VII ngoại vi.
-Có các dấu hiệu màng não, có thể thấy tổn thương các dây thần kinh sọ não khác kèm theo.
5. Tổn thương dây VII đoạn trong xương đá
-Tổn thương đoạn trong ống tai trong: Hội chứng ống tai trong: liệt dây VII và dây VIII.
-Vị trí tổn thương đoạn từ góc cầu — tiểu não tới hạch gối: Liệt các cơ mặt kèm theo khô mắt, nghe vang đau và giảm vị giác 2/3 trước lưỡi
-Tổn thương hạch gối
Gây hội chứng hạch gối (hội chứng Ramsay - Hunt) liệt dây VII và dây VII phụ do zona với các biểu hiện lâm sàng:
+ Liệt dây VII (liệt nửa mặt ngoại vi), liệt dây VII phụ.
+ Mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
+ Giảm cảm giác vùng ống tai ngoài (vùng Ramsay - Hunt).
+ Ù tai, thính lực hơi giảm (do liệt cơ bàn đạp, do các mụn nước ở màng nhĩ làm màng nhĩ không căng).
+ Triệu chứng Zona: có những mụn nước (vésicule) kiểu chùm nho ở 2/3 trước lưỡi và màng nhĩ, ống tai ngoài và ở vành tai. Tiến triển nặng lên nếu không điều trị nguyên nhân.
-Vị trí tổn tương ở trước dây thần kinh cơ bàn đạp: Liệt mặt không bị khô mắt, rối loạn các cảm giác khách quan vùng Ranssay - Hunt, nghe vang đau (hyperacaussie douloureuse) ở tai cùng bên.
-Tổn thương trước thừng nhĩ :Liệt mặt, mắt không bị khô, mắt vị giác 2/3 trước của một bên lưỡi, giảm tiết nước bọt.
6. Tổn thương dây VII sau khi ra khỏi lỗ trâm chũm
Liệt vận động đơn thuần, không có rối loạn cảm giác và vị giác.
7. Tổn thương dây VII trong tuyến mang tai
Có thể chỉ có tổn thương một nhánh cùng gây liệt từng phần (phần trên hoặc phần dưới).
IV. Tiến triển
-Trong liệt dây VII triệu chứng: tiên lượng phụ tuộc vào mức độ nặng nề và khả năng thuyên giảm của bệnh chính.
-Trong liệt Bell (liệt dây VII ngoại vi do lạnh): nhẹ có thể hồi phục trong vòng 3 - 6 tuần hoặc nhanh hơn, các trường hợp nặng đôi khi để lại di chứng. Một số trường hợp chuyển sang co cứng các cơ bên mặt bị liệt làm mặt bệnh nhân bị co kéo lệch về bên liệt, nếp nhăn mũi - má sâu, khiến dễ lầm tưởng bên liệt là bên lành.
V. Điều trị
1. Điều trị nội khoa - điều trị theo nguyên nhân-kết hợp YHCT
- Liệt Bell:
+ Dùng corticoide, axid acetyl salicylic.
+ Kháng sinh không phải cho mọi trường hợp mà chỉ khi có nhiễm khuẩn.
+ Dùng các thuốc giãn mạch: fonzilan, cavinton…
+ Kích thích tăng dẫn truyền: nivalin, methylcoban (có thể dùng điện phân nivalin).
+ Dùng thuốc tái tạo bao myelin: nucléo - CMP forte.
+ Dùng sinh tố nhóm B liều cao.
+ Dùng thuốc chống gốc tự do: vitamin E, eckhart Q10…
2. Điều trị ngoại khoa
- Mổ để giải phóng dây thần kinh trong ống dây thần kinh mặt do viêm tai.
- Chỉ định phẫu thuật:
+ Liệt dây VII do viêm tai cấp hoặc mạn tính: điều trị bảo tồn trong 4 - 5 tuần mà không có dấu hiệu phục hồi thì phẫu thuật.
+ Liệt dây VII do mổ tai: cần kiểm tra ống Fallop, nếu có thay đổi hình thái cần phải mổ; nếu không thấy thay đổi thì điều trị nội khoa, sau 4 tuần không hồi phục thì tiến hành mổ.
YHCT:
-Y học cổ truyền có tên là “Khẩu nhãn oa tà”, “Khẩu tịch”, “Điếu tuyến phong”…
I.Nguyên nhân
1.Thể phong hàn:
-Triệu chứng: như liệt VII ngoại vi (YHHĐ) sau khi gặp mưa, gió lạnh.Toàn thân có hiện tượng sợ gió lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù....
-Biện chứng luận trị: Do tà khí Phong Hàn xâm phạm vào 3 kinh Dương ở mặt (Thủ dương minh Đại trường, Túc dương, minh Vị, và Túc thái dương Bàng quang) làm cho sự lưu thông của kinh khí bị bế tắc, khí huyết không thông, kinh Cân bị thiếu dinh dưỡng, không co lại được gây ra bệnh..........................
-Bát cương thường: Biểu -thực- hàn
-Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc
Phương dược : ĐẠI TẦN GIAO CỬU THANG
Tần giao 90g
Thạch cao 60g Tế tân 15g Đương quy 60g Bạch thược 60g
Xuyên khung 60g
Sinh địa 30g Cam thảo 60g. |
Thục địa 30g
Bạch truật 30g Phục linh 30g Hoàng cầm 30g
Phòng phong 30g
Bạch chỉ 30g Độc hoạt 60g. Khương hoạt 30g |
+Phân tích: Tần giao làm quân dược, khu phong mà thông suốt kinh lạc. Khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, bạch chỉ ,tế tân đều là thứ cay ấm, có thể đuổi phong tấn tà cùng làm thần. Phong dược phần nhiều táo nên phối ngũ với đương quy, bạch thược, thục địa để dưỡng huyết nhu cân để khu phong mà không làm tổn hại tân dịch, phối ngũ xuyên khung với đương quy,bach thược mà làm gốc lưỡi mềm ra. Bạch truật, phục lnh ích khí kiện tỳ giúp nguồn sinh hóa. Hoàng cầm, thạch cao, sinh địa thanh nhiệt lương huyết đề phòng phong tà hóa nhiệt đều là tá dược. Cam thảo điều hòa các vị thuốc làm sứ.
Phương huyệt: Châm tả, ôn châm hoặc cứu: Toản trúc xuyên Tình minh, Ty trúc không, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Thừa khấp, Đồng tử liêu, Nghinh hương, Địa thương xuyên Giáp xa, Nhân trung, Thừa tương, Quyền liêu, Ế phong, Hợp cốc.
SST:
-Tả: Ế phong, phong trì, phong môn, liệt khuyết.
-Châm linh quy bát pháp.
-Bổ: Túc lâm khấp
-Châm/cứu: Ngoại quan
-Các huyệt vùng mặt.
Liệu trình: Châm mỗi ngày. Đợt điều trị 7-10 ngày. Có thể kết hợp xoa bóp, thủy châm Vitamin B12.
B - Thể phong nhiệt:
Bệnh thường phát sau Viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính, Viêm tai xương chũm mạn tính, Zona thành ống tai,…
Triệu chứng ở mặt: (YHHĐ) Toàn thân sợ gió, sợ nóng, có thể có sốt, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù sác.
Biện chứng luận trị:........
Pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc.
Phương dược : ĐỐI PHÁP LẬP PHƯƠNG
Phương huyệt: Như thể phong hàn
C - Thể huyết ứ (Liệt thần kinh VII ngoại biên do sang chấn)
Triệu chứng: (YHHĐ) Lưỡi có thể có điểm ứ huyết, mạch sáp,....
Biện chứng: Do huyết ứ ở các kinh Dương ở mặt làm cho sự lưu thông của kinh khí mất bình thường, khí huyết không điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được gây bệnh.
Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh lạc
Phương dược : TỨ VẬT ĐÀO HỒNG GIA GIẢM
Xuyên khung 12g
Đương quy 12g Bạch thược 12g Đào nhân 10g Hồng hoa 8g Đan sâm 12g |
Ngưu tất 12g
Tô mộc 8g Uất kim 8g Trần bì 6g Chỉ xác 6g Hương phụ 6g |
Phương huyệt: Như thể phong hàn.
“Bài viết còn được cập nhât và nhiều thiếu sót mong góp ý từ bạn đọc”