Hiện tượng bình minh (Dawn phenomenon): Là đường huyết tăng buổi sáng (khoảng 8 giờ). Bình thường lúc ngủ (khoàng 2-3 giờ sáng) đường huyết giảm, sự thích ứng cơ thể sẽ tiết ra các hormone đối kháng insulin như Growth hormone, glucagon, cortisol, catecholamine tác động đến gan làm tăng đường huyết. Ở người bình thường tuyến tụy sẽ tiết insulin đưa đường huyết về bình thường. Nhưng ở người bị đái tháo đường do giảm tiết và/hoặc đề kháng insulin nên làm tăng đường huyết vào buối sáng.
Hiệu ứng Somogyi: Là do việc kiểm soát đường huyết “quá đà”, hay không đúng cách làm hạ đường huyết về đêm, cơ thể thích ứng bằng cách tăng sản xuất các hormone đối kháng insulin làm tăng đường huyết vào buổi sáng.
Như vậy hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi giống nhau chỗ đều tăng đường huyết vào buổi sáng nhưng khác nhau ở chỗ hiệu ứng Somogyi có hạ đường huyết về đêm còn hiện tượng bình minh thì không. Khác biệt này rất quan trọng vì thái độ xử trí trái ngược nhau.
Để phân biệt ta thử đường huyết bệnh nhân vào thời đếm 2-3 giờ sáng. Nếu có hạ đường huyết nghĩ nhiều đến hiệu ứng Somogyi, nếu không hạ đường huyết nghĩ đến hiệu ứng bình minh. Một cách phân biệt nữa là giảm liều insulin trước ngủ, nếu đường huyết sáng sớm hôm sau giảm hơn hôm trước thì nghĩ đến hiệu ứng Somogyi, nếu đường huyết vẫn tăng nghĩ đến hiện tượng bình minh.
Để tránh hiệu ứng Somogyi chúng ta có thể điều chỉnh liều hay thay đổi loại insulin trước ngủ và ăn nhẹ trước khi tiêm insulin trước ngủ.
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI
CHIA SẼ TÀI LIỆU Y KHOA CỦA TÔI